Ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo các quan chức Italy và Ukraine đã họp để tìm cách sử dụng tài sản Nga bị đóng băng để tài trợ cho việc tăng năng lực phòng không và mua đạn dược của Kiev.
Cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng Ukraine và Ý. Ảnh công bố ngày 11/1. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Ukraine) |
Cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng Ukraine và Italy. Ảnh công bố ngày 11/1. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Ukraine) |
Phát biểu sau khi nghe ông Marcello Mele, đại diện cho Cơ quan Công nghiệp quốc phòng Italy trình bày các ưu tiên của cơ quan mình và phác thảo các cơ chế hợp tác tiềm năng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Anatoliy Klochko cho biết: "Chúng tôi quan tâm đến nhiều loại đạn dược có cỡ nòng khác nhau và các hệ thống phòng không".
Italy đã chuyển giao hệ thống SAMP/T cực kỳ tiên tiến cho Ukraine hợp tác với Pháp vào năm 2023. Hệ thống thứ hai được chuyển giao vào cuối tháng 9/2024.
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Italy đã phê duyệt sắc lệnh gia hạn hỗ trợ quân sự của Italy cho Ukraine đến năm 2025.
Các nước phương Tây và các đối tác khác đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga được gửi trong tài khoản ngân hàng của họ khi xung đột toàn diện bắt đầu.
Trong khi Kiev kêu gọi tịch thu toàn bộ số tiền này, G7, thay vào đó, đã công bố khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine sẽ được trả lại thông qua lợi nhuận tạo ra từ các tài sản bị đóng băng. Số tiền này sẽ được sử dụng cho nhu cầu tái thiết và quân sự của đất nước.
Chương trình này cho phép Ukraine có được vũ khí mà không cần phụ thuộc vào các khoản tài trợ của phương Tây hoặc gây thêm căng thẳng cho ngân sách vốn đã eo hẹp của nước này.
Trong khi đó, phái đoàn Italy bày tỏ sẵn sàng tham gia phân bổ ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là liên quan đến năng lực công nghiệp của Ukraine. Cả hai bên đã nhất trí tiếp tục làm việc để triển khai các dự án công nghiệp chung.
Tài sản Nga bị đóng băng là nguồn tài chính thuộc về chính phủ Nga và các thực thể của chính phủ này đã bị phong tỏa tại các khu vực pháp lý của phương Tây do các lệnh trừng phạt áp đặt kể từ khi bùng nổ xung đột tại Ukraine. Tính đến đầu năm 2024, số tài sản này lên tới khoảng 300 tỷ USD, và với các khoản tiền bổ sung từ các nhà tài phiệt và doanh nghiệp nhà nước nâng tổng số lên gần 400 tỷ USD.
Khalusha, nghi phạm sát hại, vứt thi thể 42 phụ nữ ở bãi rác, đã trốn khỏi đồn cảnh sát ở thủ đô Kenya chỉ một tháng sau khi bị bắt.
Ukraine phát triển một mẫu 'quân khuyển robot' có khả năng dò mìn hoặc trinh sát chiến hào thay binh sĩ, có thể sắp được đưa ra tiền tuyến.
Giới chức Nga và Kazakhstan phát lệnh sơ tán với hơn 100.000 người ở các khu vực ven sông Ural và Tobol vì lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 7 thập kỷ.
Hezbollah cáo buộc Israel đứng sau vụ kích nổ hàng loạt máy nhắn tin tại Lebanon, tấn công bừa bãi dân thường và thề trả đũa.
Ngày 4/8, tờ Politico (Mỹ) dẫn nguồn tin cho hay nỗ lực của phương Tây nhằm đào tạo phi công Ukraine lái máy bay F-16 đang bị cản trở vì rào cản ngôn ngữ.
Thủy quân lục chiến Ukraine mất hàng chục xuồng, thuyền và phương tiện vượt sông khi băng qua dòng Dnieper để cố thủ tại ngôi làng bên bờ đông.
Hình ảnh Triều Tiên công bố cho thấy nước này dường như sở hữu máy ly tâm công suất cao, giúp tăng tốc độ sản xuất đầu đạn hạt nhân.
Ngày 29/5, tại thủ đô Bucharest, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã đại diện, long trọng tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Tư pháp' cho ông Nicolas Warnery, nguyên Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
Trung Quốc khẳng định ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine, Moscow lo ngại tình hình Trung Đông, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công trên biển, Bắc Kinh-Manila tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.