Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/1 tuyên bố các điều tra viên nước này đang thẩm vấn hai binh sĩ của bên thứ ba bị thương sau khi họ bị bắt tại tỉnh Kursk của Nga.
Ukraine cho biết đã bắt giữ 2 binh lính bị thương ở tỉnh Kursk |
Gấy tờ tuỳ thân của binh sỹ bên thứ ba được cho là bị các lực lượng của Ukraine hoạt động tại tỉnh Kursk của Liên bang Nga bắt giữ. (Nguồn: Volodymyr Zelensky/Facebook) |
Theo hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform), Tổng thống Ukraine Zelensky viết trên mạng xã hội cho biết quân đội nước này đã bắt được các binh sĩ của bên thứ 3 ở vùng Kursk. Đây là hai binh sĩ dù bị thương nhưng vẫn sống sót và được đưa về Kiev, hiện đang trả lời thẩm vấn của các điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Ukraine.
Trước đó, vào ngày 29/12, hãng thông tấn Yonhap dẫn tin từ tình báo Hàn Quốc xác nhận "một binh sĩ Triều Tiên" đã bị Ukraine bắt giữ khi đang tham chiến tại vùng lãnh thổ Kursk phía Tây nước Nga.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đã chính thức lên tiếng "Qua thông tin thời gian thực được một tổ chức tình báo của quốc gia thân thiện chia sẻ, chúng tôi xác nhận 1 lính Triều Tiên đã bị bắt giữ. Chúng tôi đang có kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng các diễn biến tiếp theo".
Lời xác nhận trên được phía Hàn Quốc đưa ra sau khi ngày 26/12 kênh Militarnyi chuyên cung cấp các thông tin quân sự của Ukraine nói rằng lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã bắt giữ được binh sĩ Triều Tiên kể trên khi họ triển khai các chiến dịch ở Kursk.
Theo Militarnyi, đây là lần đầu tiên Ukraine bắt giữ "một lính Triều Tiên" trong chiến đấu.
Theo các quan chức Hàn Quốc, cho tới nay, khoảng 11.000 lính Triều Tiên đã được điều động sang Nga để tham chiến ở vùng lãnh thổ Kursk.
Cho đến nay, Nga không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện của quân đội Triều Tiên trên lãnh thổ nước mình.
Bình Nhưỡng bác bỏ thông tin được báo chí phương Tây và Hàn Quốc đưa ra, coi đó thuần túy là "tin giả" nhưng một quan chức Triều Tiên khẳng định bất kỳ hoạt động triển khai nào như vậy cũng "đều hợp pháp".
Lịch sử là những kinh nghiệm quý giúp thế hệ sau vững bước và tạo ra những giá trị lớn hơn trong tương lai. Nghiên cứu về hoạt động đối ngoại từ năm 1941-1945, tuy là giai đoạn không dài nhưng cho thấy thành công quan trọng trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam và sự hiểu biết sâu hơn về “tầm” và “tài” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật cho phép người đồng giới kết hôn, trở thành quốc gia Chính thống giáo đầu tiên làm điều này.
Việc Houthi tuyên bố có được tên lửa siêu vượt âm có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của Israel đang gây nhiều chú ý.
Ngày 5/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi năng lực phòng không với việc bổ sung các hệ thống Patriot tiên tiến vào mùa Hè này.
Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) ký các cam kết an ninh với Ukraine bên lề hội nghị thượng đỉnh của khối kéo dài hai ngày tại Brussels, Bỉ.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc đang ưu tiên bản thân hơn, từ chối sinh con theo mong muốn của chính quyền và gia đình.
Người phát ngôn Điện Kremlin xác nhận nước này đang thay đổi học thuyết hạt nhân do bối cảnh hiện tại đối với nước Nga.
Hòa chung không khí chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 30/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức giải giao hữu bóng đá nhằm tăng cường giao lưu kết nối giữa cán bộ Đại sứ quán và người Việt đang sinh sống, học tập, làm việc tại Riyad.
Ngày 13/6, ông Vasyl Myroshnychenko, Đại sứ Ukraine tại Australia cho biết, Kiev đã tìm hiểu về tình trạng của hàng chục máy bay chiến đấu F-18 hiện Canberra không còn sử dụng, nhằm tăng cường sức mạnh cho không quân nước này.