RT đưa tin, Trường Kinh tế Kiev (KSE) khi thực hiện dự án "Rời khỏi nước Nga" đã tiến hành phân tích 3.157 công ty nước ngoài hoạt động tại thị trường Nga trước khi Mátxcơva bắt đầu hoạt động quân sự tại Ukraina.
Theo KSE, chỉ có 213 công ty trong số này đã thoái vốn khỏi Nga - quốc gia bị trừng phạt - trong năm qua, chiếm khoảng 6,7%. Khoảng 473 công ty đã công bố kế hoạch rời đi, nhưng vẫn chưa thực hiện. Hơn 2.400 công ty vẫn tiếp tục kinh doanh tại Nga, mặc dù khoảng một nửa trong số đó buộc phải cắt giảm hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau.
Người đứng đầu dự án, Andrii Onopriienko, cảnh báo rằng các công ty khó rời khỏi thị trường Nga mà không bị thua lỗ.
“Có rất nhiều công ty không làm gì hoặc vẫn tiếp tục chờ đợi. Sau một năm chiến tranh, nhiều công ty sẽ mất cơ hội bán doanh nghiệp của mình và sẽ tiếp tục thua lỗ vì cuối cùng, những tài sản đó có thể bị quốc hữu hóa hoặc mua với giá rất rẻ” - tờ Washington Post dẫn lời ông Onopriienko nói.
Theo các quy định được chính phủ Nga đưa ra vào năm ngoái, các công ty muốn thoái vốn khỏi Nga trước tiên phải xin phép chính quyền nước này. Các biện pháp được đưa ra để bảo vệ nền kinh tế và người tiêu dùng Nga sau khi nhiều thương hiệu phương Tây tuyên bố ý định rời khỏi thị trường do các lệnh trừng phạt khiến việc tiếp tục hoạt động trở nên khó khăn vì các vấn đề về hậu cần và chuỗi cung ứng.
Chính quyền Nga vẫn lạc quan về tương lai của nền kinh tế bất chấp sự ra đi của các thương hiệu nước ngoài. Tổng thống Vladimir Putin gần đây cho biết, các công ty rời khỏi Nga đang để lại một “di sản tốt đẹp”, được các công ty và doanh nhân trong nước háo hức đón nhận và tiếp tục thành công.
Nga cũng đang tích cực định hướng lại cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu từ các quốc gia và công ty “không thân thiện” sang các thị trường mới, đồng thời đưa ra các cơ chế thay thế nhập khẩu, giúp duy trì lượng hàng dự trữ dồi dào cho thị trường trong nước.
Chính phủ Nga gần đây cũng đã phê duyệt một số thỏa thuận để đưa các sản phẩm phổ biến hoặc các sản phẩm tương tự trở lại thị trường nước này.
Các cửa hàng quần áo từng thuộc về gã khổng lồ bán lẻ Tây Ban Nha Inditex, bao gồm Zara, Pull&Bear, Bershka và Massimo Dutti, sẽ mở cửa trở lại trong những tuần tới dưới tên thương hiệu mới sau khi được bán cho chủ sở hữu mới.
Ngày 15.4, nhà sản xuất đồ nội thất Belarus Swed House, chuyên bán các sản phẩm và đồ gia dụng giống như IKEA, đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại trung tâm mua sắm Shchelkovsky của Mátxcơva.
Từ vụ đậu xe giữa đường để tranh cãi dẫn đến tai nạn, chuyên gia cho rằng các hành vi như chuyển làn không bật đèn xi nhan, không giữ khoảng cách an toàn, đi lùi... thể hiện hiểu biết cực kỳ thấp của tài xế khi lái xe trên đường cao tốc.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo thông tin kỳ họp thứ 14 HĐND TP khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 30-11.
Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập đến khả năng đưa quân sang Ukraine, Mỹ và hàng loạt nước châu Âu nhanh chóng bác bỏ lựa chọn này vì e ngại sẽ gây xung đột trực tiếp với Nga.
Chương trình chào mừng Festival thanh niên ASEAN - Nhật Bản 2023 diễn ra tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) tối 13-12.
Ngày 31-12, Nga xác nhận đã tấn công thành phố Kharkov để trả đũa vụ Ukraine phóng tên lửa có chứa bom chùm bị cấm vào thành phố sát biên giới Belgorod.
Sudan đã đóng cửa không phận sau khi xung đột quân sự nổ ra giữa quân đội nước này và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vào giữa tháng 4 vừa qua.
Do ảnh hưởng thời tiết xấu, mưa lớn kéo dài suốt đêm nên nhiều tuyến đường ở TP Rạch Giá, Kiên Giang được nhiều người dân mô tả là 'ngập chưa từng thấy'.
Khi đoàn xe chở đoàn đại biểu Việt Nam tiến vào sảnh Cung điện Victoria, Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu ra tận nơi đỗ xe đón và bắt tay Thủ...
Thủ tướng Đức cho rằng thế giới đổi thay thì Đức mạnh mẽ vì biết thích ứng; Singapore kêu gọi người dân ủng hộ thế hệ lãnh đạo mới.