UAV tự sát Lancet của Nga gần đây hiển thị tên mục tiêu như Leopard 2, T-72 hoặc trạm radar, cho thấy khả năng tự động nhận diện khí tài đối phương.
Video được nhiều kênh Telegram quân sự của Nga chia sẻ gần đây cho thấy máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet khi bám bắt vật thể cần tấn công đã thể hiện tên cụ thể của mục tiêu, như "xe tăng Leopard 2", "xe tăng T-72" hoặc "RLC (trạm radar) AN/TPQ-50", thay vì dòng chữ "khóa mục tiêu" như trước.
"Tính năng khóa mục tiêu của Lancet dường như đã thông minh hơn", biên tập viên David Hambling của Forbes nhận định. "Điều này có thể báo trước cấp độ mới của trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ tác chiến".
Zak Kallenborn, chuyên gia thuộc Chương trình Công nghệ Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định tính năng phân loại bằng máy học có lẽ là lời giải thích hợp lý nhất cho khả năng tự động nhận diện mục tiêu của UAV Lancet.
Tuy nhiên, tính năng này nhiều khả năng chỉ để giúp người vận hành xác minh độ chính xác của công nghệ tự động nhận diện mục tiêu, bởi các đòn tập kích của UAV Lancet vẫn được tiến hành theo trình tự cũ.
Lancet không bay tới một khu vực nhất định để săn lùng mục tiêu. Nga vẫn dựa vào drone trinh sát để tìm kiếm mục tiêu, sau đó điều Lancet đến tung đòn tập kích, Samuel Bendett, chuyên gia về UAV Nga, nhận định.
Lính Nga vận hành Lancet theo dõi mục tiêu từ góc nhìn thứ nhất rồi cho UAV lao vào, trong khi một drone trinh sát theo dõi toàn bộ tiến trình để xác nhận hiệu quả của đòn tập kích. "Lancet chưa tự vận hành và công kích mục tiêu", Hambling đánh giá.
Kênh Rybar của Nga có biết các vụ tập kích bằng UAV Lancet do những đơn vị đặc nhiệm Nga hoạt động sau phòng tuyến Ukraine thực hiện, "không chỉ tại tỉnh Chernihiv, Sumy mà còn dọc theo toàn bộ chiến tuyến và có cả chiến dịch ở tỉnh Odessa".
"Dường như những đơn vị này chỉ sử dụng UAV Lancet cao cấp với giá khoảng 35.000 USD mỗi chiếc, thay vì những phương tiện cỡ nhỏ hơn", Hambling nhận định.
Theo Hambling, các đơn vị đặc nhiệm Nga dựa vào Lancet để tập kích xe tăng, thiết giáp Ukraine thay vì vũ khí chống tăng hạng nặng, do mẫu UAV này gây ra thiệt hại nhiều hơn bất cứ thứ gì khác.
"Điều này có ý nghĩa đối với đơn vị hoạt động trong hậu phương địch, do Lancet không để lộ vị trí khai hỏa, đồng nghĩa không thể truy tìm vị trí phóng. Mẫu UAV này có thể tập kích mục tiêu cách xa hàng chục km", Hambling cho biết.
Tính năng tự động nhận diện mục tiêu có hai lợi ích, đó là xác định mục tiêu cần tấn công nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với con người, đồng thời UAV có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi liên kết với người điều khiển bị gián đoạn vì bị gây nhiễu.
"Không có gì đáng ngạc nhiên khi tính năng này chỉ hoạt động với phương tiện quân sự. Các vụ tập kích của Lancet nhằm vào xe tải, tòa nhà hoặc binh sĩ đối phương không thể hiện tính năng nhận dạng", Hambling nói.
"Ngoài ra, UAV Lancet không nhận dạng được tổ hợp pháo phản lực RM-70 Vamprie do loại vũ khí này quá mới và ít khi xuất hiện, nên chưa có trong cơ sở dữ liệu của Nga", Hambling giải thích.
Nga không phải nước duy nhất áp dụng công nghệ nhận diện mục tiêu cho UAV. Các hãng sản xuất drone của Ukraine đang tìm cách phát triển khả năng tương tự. AeroVironment, hãng sản xuất drone Switchblade của Mỹ, gần đây tuyên bố đã phát triển phiên bản tự vận hành của mẫu đạn tuần kích này.
Brett Hush, Phó chủ tịch AeroVironment phụ trách hệ thống nhiệm vụ chiến thuật, tháng 1/2023 cho biết hãng "đã chứng minh với Lầu Năm Góc về năng lực nhận diện tới 32 xe tăng của drone". Ông Hush khi đó khẳng định sản phẩm của hãng sẽ không tự ý tập kích nếu không được người vận hành quyết định.
Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) gần đây đánh giá chiến thắng trong xung đột Nga - Ukraine "sẽ thuộc về bên nào thành công trong việc trang bị lượng lớn phương tiện bay không người lái tự động", đồng thời cho rằng phương Tây nên hỗ trợ nỗ lực của Ukraine theo hướng này.
"Nếu Nga vận hành thuần thục hàng nghìn UAV giá rẻ sử dụng AI để nhắm mục tiêu trên chiến trường như những gì họ đang hướng tới, Ukraine sẽ phải trả giá đắt trong cuộc xung đột này", RUSI kết luận.
Nguyễn Tiến (Theo Forbes, AFP, Reuters)
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công mục tiêu người Kurd ở miền bắc Iraq và Syria, đáp trả vụ tập kích khiến 12 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Quân đội Israel công bố video tập kích loạt mục tiêu Hezbollah, trong đó có tên lửa hành trình DR-3 sắp khai hỏa tại một ngôi nhà ở Lebanon.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 17-24/6.
Quân đội Israel không kích thị trấn Zawaida ở Gaza, khiến 18 thành viên trong một gia đình thiệt mạng.
Namibia sẽ lấy thịt hơn 700 con vật hoang dã để giải quyết tình trạng thiếu lương thực, trong bối cảnh quốc gia này đang phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất 100 năm qua.
Trong lúc mọi người hoảng loạn chạy khỏi trung tâm mua sắm, nữ cảnh sát một mình hướng về phía kẻ cầm dao đang khua loạn xạ.
Ông Trump tuyên bố 'sẽ không bao giờ đầu hàng' sau vụ nổ súng nghi ám sát ông tại bang Florida.
Tổng thống Putin gọi vụ tấn công ở nhà hát Crocus là 'hành vi khủng bố man rợ' và cam kết trừng phạt mạnh tay tất cả người liên quan.
Ngày 20/2, Thủ tướng CHDC Congo Sama Lukonde Kyenge đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Felix Tshisekedi, dẫn đến việc giải tán chính phủ của ông.