Tuyển sinh sư phạm: Vừa đào tạo vừa lo đầu ra

16:00 15/03/2023
Nhiều cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng chưa được cấp kinh phí để trả trợ cấp cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Sau gần 3 năm triển khai Nghị định 116, khâu thu hút thí sinh theo học ngành Sư phạm bước đầu đã được giải quyết. Thế nhưng chưa kịp mừng nỗi lo đầu vào, các trường lại trăn trở với nỗi lo đầu ra.

Nhiều trường nợ kinh phí đào tạo

Nghị định 116 quy định, sinh viên sư phạm nhận tiền hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng (mỗi năm học 10 tháng). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cam kết về làm việc tại cơ sở giáo dục ở địa phương. Cơ sở đào tạo và địa phương phối hợp triển khai kinh phí hỗ trợ cho người học.

2 năm sau khi tốt nghiệp nếu không làm việc trong ngành Giáo dục sẽ phải hoàn trả số tiền trợ cấp đã nhận.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận định, việc áp dụng Nghị định 116 đã đạt được một số kết quả khả quan trong công tác tuyển sinh ngành Sư phạm. Điều này thể hiện trong các số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, hiện cả nước có 330 cơ sở đào tạo với khoảng 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, lĩnh vực khoa học GDĐT, giáo viên trình độ đại học có tỉ lệ tuyển sinh 5,09%, xếp ở vị trí thứ 7 trong nhóm 10 lĩnh vực đào tạo có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất, thu hút thí sinh quan tâm nhiều nhất trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2022.

Trần Khánh Ly - sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ, em quyết định lựa chọn theo ngành Sư phạm một phần là bởi các chính sách ưu đãi về học phí, trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Tuy nhiên, theo nữ sinh, điều bất cập là sinh viên sư phạm hiện nay phải đợi chờ rất lâu mới được nhận khoản trợ cấp.

"Em nhập học tháng 9 thì đến khoảng tháng 1 năm sau mới được nhận khoản chi phí hỗ trợ sinh hoạt" - Khánh Ly nói.

Không may mắn như Khánh Ly, hàng trăm sinh viên ngành Sư phạm vẫn mòn mỏi đợi chờ khoản trợ cấp 3,63 triệu/tháng.

TS Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội - thông tin, năm 2021-2022, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh khóa đầu tiên theo tinh thần của Nghị định 116. Trường cũng thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của nghị định nhưng đến thời điểm này, trường chưa được cấp kinh phí.

Năm học 2021 - 2022, hơn 500 sinh viên Trường Đại học Thủ đô có nhu cầu và làm đơn đề nghị hưởng cũng như cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến nhà trường. Hết năm học, những sinh viên này vẫn không nhận được khoản chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng theo Nghị định 116 quy định.

"Khó khăn này trường đã nhiều lần kiến nghị, nhưng Bộ GDĐT cho biết, ngân sách do địa phương trả. Các địa phương có lý giải là tỉnh không đặt hàng, không giao nhiệm vụ nên những sinh viên đó không được cấp kinh phí” - ông Tuân nói.

Nỗi lo đầu ra

Không chỉ chậm nhận được hỗ trợ, sinh viên sư phạm dù được đào tạo theo cơ chế "đặt hàng" vẫn chưa thực sự yên tâm về đầu ra.

"Đến hiện tại, em vẫn chưa nắm được thông tin tỉnh nào sẽ đấu thầu và sau khi ra trường mình sẽ công tác tại đâu. Hiện tại, số lượng sinh viên theo mầm non quá đông, lương lại thấp. Em lo sợ sau này sẽ không theo được nghề, khi đó, phải bồi hoàn số tiền không hề nhỏ" - Khánh Ly, sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm, bày tỏ sự lo lắng.

Vụ việc 22 tân cử nhân Sư phạm hệ chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức phải chật vật tìm kiếm việc làm là minh chứng rõ nhất về khó khăn của cơ sở đào tạo trong việc tìm "đầu ra" cho sinh viên.

Đây là những sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp từ Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học ngành Sư phạm của Trường Đại học Hồng Đức.

Tháng 7.2022, nhà trường đã có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các ngành chức năng đề nghị xây dựng kế hoạch tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp từ đề án trên.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn các sinh viên tốt nghiệp từ đề án vẫn chưa được tuyển dụng. UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp giải quyết cho số sinh viên sư phạm chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức.

Liên quan tới việc một số trường đại học sư phạm ở địa phương thắc mắc về kinh phí đào tạo sinh viên đang bị chậm chi trả, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116 quy định rõ, các trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương thuộc sự quản lý của tỉnh, thành phố chi trả kinh phí. Đồng thời, Luật Ngân sách không cho phép ngân sách Trung ương cấp trực tiếp về các trường đại học, cao đẳng địa phương.

Thứ trưởng Sơn cũng khẳng định, trong năm học này, địa phương nào không cấp kinh phí theo Nghị định 116 thì Bộ GDĐT sẽ không cấp chỉ tiêu cho các trường thuộc địa phương đó. Việc giải quyết tiền trợ cấp cho sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường và địa phương.

Có thể bạn quan tâm
Tài xế lái xe tải bốc cháy ra khỏi khu đông dân đã xử trí can đảm và nhanh trí

Tài xế lái xe tải bốc cháy ra khỏi khu đông dân đã xử trí can đảm và nhanh trí

07:30 13/05/2023

Thấy ngọn lửa trên thùng xe quá lớn, tài xế Hoàng Văn Nghị quyết định lái xe ra khỏi khu vực đông dân cư để tránh nguy hiểm cho bà con xung quanh.

Trường đại học top đầu công bố thông tin tuyển sinh năm 2024

Trường đại học top đầu công bố thông tin tuyển sinh năm 2024

12:40 15/10/2023

3 trường đại học top đầu trên cả nước đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2024.

Ba Lan cắt viện trợ quân sự cho Ukraine

Ba Lan cắt viện trợ quân sự cho Ukraine

07:30 21/09/2023

Thủ tướng Ba Lan tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine giữa một loạt bất đồng trong quan hệ hai nước.

Phó hiệu trưởng trường đại học bị tố xài bằng tiến sĩ chưa được công nhận

Phó hiệu trưởng trường đại học bị tố xài bằng tiến sĩ chưa được công nhận

08:30 20/12/2023

Trường đại học Văn Hiến đã yêu cầu ông Trần Anh Dũng, phó hiệu trưởng thường trực, kiêm trưởng khoa kinh tế - quản trị, tiến hành các thủ tục kiểm định, công nhận bằng tiến sĩ.

Ấn Độ: Sập cầu đường sắt khiến ít nhất 17 công nhân thiệt mạng

Ấn Độ: Sập cầu đường sắt khiến ít nhất 17 công nhân thiệt mạng

15:50 23/08/2023

Một cây cầu đường sắt đang trong quá trình xây dựng đã bất ngờ bị sập vào thời điểm có 40 công nhân đang làm việc trên cầu. Ít nhất 17 người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích.

Giáo viên đánh bé lớp 1 ở Mù Cang Chải bầm tím 2 mắt từng kí cam kết không bạo hành học sinh

Giáo viên đánh bé lớp 1 ở Mù Cang Chải bầm tím 2 mắt từng kí cam kết không bạo hành học sinh

15:10 22/04/2024

Yên Bái - Theo nhà trường, giáo viên bị tố đánh bé gái lớp 1 dẫn đến bầm tím 2 mắt cách đây không lâu đã ký cam kết không...

Công an TP.HCM thông tin chính thức vụ 'hành lý 4 tiếp viên có ma túy': Khởi tố 22 vụ, 65 bị can

Công an TP.HCM thông tin chính thức vụ 'hành lý 4 tiếp viên có ma túy': Khởi tố 22 vụ, 65 bị can

10:00 26/04/2023

Ngày 26-4, đại diện Phòng tham mưu Công an TP.HCM thông tin chính thức vụ 'hành lý 4 tiếp viên hàng không có ma túy', đến nay Công an TP.HCM đã khởi tố 22 vụ, 65 bị can về nhiều tội danh liên quan ma túy.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Khoa học Huế năm 2023

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Khoa học Huế năm 2023

18:40 16/06/2023

Điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Huế, trực thuộc Trường đại học Khoa học, Đại học Huế năm 2023 được Báo Lao Động cập...

Nam sinh nghèo khóc nức nở vì đau ruột thừa trước giờ thi tốt nghiệp THPT

Nam sinh nghèo khóc nức nở vì đau ruột thừa trước giờ thi tốt nghiệp THPT

16:30 28/06/2023

Em Lầu Mí Tủa (xã Tả Lủng, Mèo Vạc, Hà Giang) không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do bị đau ruột thừa và được mổ...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới