Lễ tưởng niệm 235 năm ngày giỗ trận của nghĩa quân Tây Sơn tại chùa Kim Sơn (quận Ba Đình, TP Hà Nội) được tổ chức trang trọng với nghi lễ thiêng liêng theo phong tục lâu đời như cầu siêu cho các anh hùng nghĩa quân, lễ rước kiệu...
Nhân kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, sáng 14.2 (mùng 5 Tết Nguyên đán), quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 235 năm ngày giỗ trận của nghĩa quân Tây Sơn tại chùa Kim Sơn.
Chùa Kim Sơn ngày xưa thuộc trại Kim Mã trong vùng Thập Tam Trại, nằm ở phía Tây thành Thăng Long, vùng này từng là bãi chiến trường trong chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử năm 1789, hàng ngàn liệt sĩ Tây Sơn được an táng tại đây.
Ngày nay, chùa Kim Sơn còn lưu giữ được nhiều dấu ấn kiến trúc thời Tự Đức và cuối thời Nguyễn. Tam quan trước chùa rộng tới 50m có 5 cửa nên còn gọi là giải ngũ môn. Trong ngũ môn có treo 1 quả chuông đồng khá lớn và đặt 1 pho tượng Phật. Mặt trước và sau ngũ môn đều có câu đối viết chữ Quốc ngữ...
Năm nay, lễ tưởng niệm được tổ chức trang trọng với nghi lễ thiêng liêng theo phong tục lâu đời như cầu siêu cho các anh hùng nghĩa quân Tây Sơn, lễ rước kiệu Đức thánh Phùng Hưng từ đình Kim Mã sang chùa Kim Sơn, lễ tế Nam quan, Nữ dâng hương bái yết, nghi thức dâng hương…
Cách đây 235 năm, ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Kinh thành Thăng Long trong niềm hân hoan của nhân dân, kinh thành sạch bóng quân thù.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã ghi một dấu son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của người dân đất Việt, ghi dấu nghệ thuật quân sự tuyệt vời, thiên tài quân sự Hoàng đế Quang Trung.
Bằng thắng lợi này, nhân dân ta đã đập tan mộng xâm lăng của ngoại bang, giữ vững nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Theo “Thăng Long cổ tích khảo”, chùa Kim Sơn ở thôn Kim Mã, huyện Vĩnh Thuận, nay là phường Kim Mã (quận Ba Đình). Triều Lý sau khi định đô ở Thăng Long, Kim Mã là chỗ pháp trường, người trong thôn dựng am nhỏ để thờ muôn linh. Sau này, thi hài nghĩa quân Tây Sơn tử trận tại Đống Đa (năm 1789) trong kháng chiến chống quân Thanh được đưa vào tử táng tại đây.
Năm Tân Tỵ niên hiệu Tự Đức (1881), am bị đổ do bão, người trong thôn dựng lại bằng gạch ngói, tô tượng Phật, đặt linh vị để thờ và gọi là chùa Tàu Ngựa (Tàu Mã). Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Sơn. Năm 1932 xây lại chùa, dựng tòa Tam bảo, đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh thờ các tử sĩ nhằm nhắc nhở cháu con ghi nhớ.
Phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc, ngàn năm văn hiến của dân tộc, ngày 5 tháng Giêng hằng năm, tại di tích lịch sử chùa Kim Sơn, địa phương đều tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ các anh hùng của nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng hi sinh đánh đuổi giặc Thanh vì độc lập dân tộc.
Đồng thời tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là những người con của quê hương Kim Mã đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 24-2 (rằm tháng giêng), hàng ngàn người dân đổ về chùa bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để để cúng và hứng lộc từ đoàn rước kiệu.
Ngày 14/3, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu lãnh đạo Học viện Quân y cùng 251 học viên Khóa 51 đào tạo bác sĩ y khoa quân sự (niên khóa 2017-2024) và bác sĩ nội trú Khóa 22 (niên khóa 2021-2024) đã tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ, các học viên tốt nghiệp loại giỏi đã được trao tặng Huy hiệu Bác Hồ.
Các đội tham gia hội thi xe đạp thồ - tải đạn đã mang đến cho du khách tới Điện Biên những tràng cười rộn rã.
Những ngày đầu tháng 7, chị Ngọc Lan và bà chủ Isobel nhận tin ngôi trường xây bằng tiền của mình trên ngọn núi đá ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An sắp hoàn thành.
Đây là diễn đàn do Tỉnh Đoàn TT-Huế tổ chức nhằm kết nối giữa doanh nghiệp và thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về khởi nghiệp, lập nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM.
'Dừng chờ đèn đỏ, tôi bị một phụ huynh đèo con nhỏ bấm còi, chửi bới, dọa đánh vì không chịu tránh đường cho họ leo vỉa hè để vượt'.
Tháng 6-1969 ở xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra trận chiến ác liệt, không cân sức giữa bộ đội ta với quân địch. Đến nay địa điểm này thành di tích quốc gia.
Bốn năm, chị Biên cố giữ cuộc hôn nhân không hạnh phúc để hai con không thiếu thốn tình yêu cha mẹ nhưng cuối cùng ba mẹ con vẫn phải dọn ra sống riêng.