Tương lai Campuchia khi con trai ông Hun Sen nắm quyền

16:10 01/08/2023

Được giáo dục ở phương Tây, ông Hun Manet được kỳ vọng mang làn gió mới cho Campuchia, nhưng có thể duy trì lập trường chính sách từ thời bố.

Thủ tướng Hun Sen ngày 26/7 tuyên bố sẽ từ chức để trao lại quyền lực cho con trai Hun Manet, mở ra thời kỳ mới với Campuchia sau gần 4 thập kỷ ông Hun Sen lãnh đạo.

Lộ trình lên nắm quyền của ông Hun Manet, 45 tuổi, trở nên rõ ràng từ năm 2021, khi ông Hun Sen tuyên bố sẽ để con trai làm người kế nhiệm. Với sự hậu thuẫn của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, ông Hun Manet nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng và dần chuyển từ binh nghiệp sang hoạt động chính trị.

Đối với một số người, Hun Manet đại diện cho gương mặt trẻ và tươi mới, có thể mang lại tiến bộ cho Campuchia trong tương lai. Ông là người Campuchia đầu tiên tốt nghiệp Học viện Lục quân West Point của Mỹ, đồng thời có bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York và bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol, Anh.

"Quá trình huấn luyện quân sự tại West Point và bằng tiến sĩ Bristol đã góp phần củng cố uy tín của ông ấy trong hành trình thăng tiến nhanh chóng", Lee Morgenbesser, chuyên gia chính trị Đông Nam Á tại Đại học Griffith, Australia, đánh giá.

Campuchia từng là quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng nền kinh tế của quốc gia 17 triệu dân đang bùng nổ chưa từng thấy. Ông Hun Sen được xem là người đã mang lại hòa bình và ổn định, phát triển kinh tế cho Campuchia. Trong suốt gần 40 năm Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo, hai yếu tố chính trị và kinh tế đã mang lại sự tín nhiệm cao cho ông.

Năm 1995, GDP của Campuchia là khoảng 2,82 tỷ USD. Chính phủ sau đó đã chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang hệ thống định hướng thị trường như hiện nay. Những thay đổi đã giúp tăng trưởng tăng và lạm phát giảm.

Mức tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2001-2010 đạt 7,7%, khiến quốc gia này trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu thế giới về tăng trưởng GDP trung bình hàng năm, theo IMF. GDP năm 2023 ước tính đạt mức 30,7 tỷ USD, đứng thứ 109 thế giới. Thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.900 USD, đứng thứ 151 thế giới.

Mức tín nhiệm cao dành cho ông Hun Sen có thể tạo nên "chiếc bóng" rất lớn đối với ông Hun Manet khi kế nhiệm bố trong những tuần tới. Ông sẽ phải nhanh chóng thể hiện khả năng điều hành kinh tế, đặc biệt trong 100 ngày đầu tiên, với ưu tiên hàng đầu là cải thiện mức sống của người dân, giảm tỷ lệ nghèo đói.

Giới quan sát thêm rằng ông Manet cũng phải làm cho đất nước trở thành trung tâm quốc tế về đầu tư nước ngoài đa dạng hơn, đàm phán thêm nhiều hiệp định tự do thương mại. Sau đó, ông sẽ cần thực hiện một số cải cách thể chế và đưa thêm các lãnh đạo trẻ vào nội các.

Về chính trị, ông Hun Manet nhiều khả năng sẽ theo đuổi lập trường truyền thống của bố, dù nhiều năm học tập ở môi trường phương Tây. Con trai cả của ông Hun Sen được cho sẽ tìm cách tiếp tục làm suy giảm ảnh hưởng của phe đối lập và củng cố hình ảnh chính trị của mình.

Ông Hun Manet trở thành ủy viên Ủy ban Thường vụ CPP và dẫn dắt nỗ lực tăng cường sự ủng hộ của các kiều bào với đảng từ năm 2015. Hồi tháng 9/2022, tờ Khmer Times ca ngợi khả năng của ông về xác định "mối đe dọa tiềm tàng" trong cộng đồng người Campuchia ở nước ngoài, vốn từ lâu có quan hệ với các đối thủ chính trị của ông Hun Sen.

Ông Hun Manet được tờ báo này ca ngợi vì giúp "chấn chỉnh nhận thức" trong cộng đồng người Campuchia ở nước ngoài về CPP theo hướng tích cực hơn, cũng như thiết lập các chi nhánh quốc tế của CPP để giúp đoàn kết người ủng hộ.

Về chính sách đối ngoại, các nhà bình luận dự đoán nội các gồm nhiều gương mặt trẻ của ông Hun Manet sẽ thi hành chính sách ngoại giao với một số điểm mới. Ông Hun Manet được nhận xét là người có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy và mang phong thái ngoại giao hơn cha.

Là lãnh đạo trẻ nhất trong các nước thành viên ASEAN, ông Hun Manet ban đầu có thể sẽ tiếp thu kinh nghiệm từ những lãnh đạo kỳ cựu trong khu vực, trong đó bố ông, theo giới quan sát. Quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN và tham gia tích cực vào ngoại giao kinh tế, giao lưu nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, có thể là sở trường của ông Manet.

Hun Manet có thể cho cộng đồng quốc tế thấy ông có thể mang lại sự chuyển đổi như thế nào để tạo ra hình ảnh tươi mới cho đất nước Campuchia. Trong quan hệ đối ngoại, thủ tướng tương lai của Campuchia cũng sẽ phải tìm cách giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

"Khi Campuchia thành lập chính phủ mới, nước này có cơ hội cải thiện vị thế quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói ngày 24/7.

John Bradford, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết một số người hy vọng rằng con trai Thủ tướng Hun Sen có thể mang lại một số thay đổi trong quan hệ giữa Campuchia với phương Tây.

"Một Campuchia do Hun Manet lãnh đạo rất có thể là đồng minh mạnh mẽ hơn của Mỹ, song mối quan hệ Mỹ - Campuchia chỉ có thể phát triển nếu được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản về lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau", Bradford nói.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và con trai Hun Manet ở Phnom Penh ngày 21/7. Ảnh: Reuters

Mối quan hệ của Campuchia với các nước phương Tây đã xấu đi đáng kể từ năm 2017, sau khi tòa án nước này giải tán đảng đối lập lớn nhất CNRP. Campuchia cũng đơn phương hủy tập trận chung với Mỹ và bắt đầu các hoạt động huấn luyện quân sự với Trung Quốc cùng năm đó.

Ông Hun Sen đã xoay trục quan hệ chiến lược sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất kể từ năm 2012 và là nguồn đầu tư chính của Campuchia. Kể từ đó, Trung Quốc đã bơm hàng tỷ USD vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng ở Campuchia.

Trong khi đó, quan hệ với Mỹ vẫn rất căng thẳng, đặc biệt là khi Washington cáo buộc Phnom Penh "cho phép quân đội Trung Quốc đóng quân tại căn cứ hải quân" ở miền nam đất nước, điều mà Campuchia bác bỏ.

Ou Virak, chủ tịch Diễn đàn Tương lai Phnom Penh, cho rằng Campuchia có thể sẽ bắt đầu "thời kỳ trăng mật" trong ngoại giao quốc tế khi ông Hun Manet lên nắm quyền, nhưng chính sách đối ngoại sẽ không có nhiều thay đổi so với thời ông Hun Sen.

"Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng của Campuchia, nên bất kỳ sự dịch chuyển nào sang phương Tây dưới thời ông Hun Manet cũng sẽ rất hạn chế", Ou Virak nói.

Ngay cả khi Hun Manet trở thành thủ tướng Campuchia, nhiều nhà phân tích cho rằng ông Hun Sen sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ với cách điều hành chính phủ của con trai.

Sok Eysan, phát ngôn viên của đảng CPP cầm quyền, hôm 30/7 cho hay các lãnh đạo đảng có quyền giám sát chính phủ thực hiện các chính sách đảng đề ra, do đó ông Hun Sen vẫn giữ ảnh hưởng với đất nước thông qua vai trò Chủ tịch CPP.

"Khi đảm nhận vai trò thủ tướng, Hun Manet vẫn có người bố tương đối trẻ khỏe về cả thể chất và tinh thần đứng sau hậu thuẫn", Gordon Conochie, nhà nghiên cứu tại Đại học La Trobe ở Australia, nói.

Thanh Tâm (Theo AP, Washington Post, CFR, Asia Times, Khmer Times)

Có thể bạn quan tâm
LHQ phản đối việc Tunisia trục xuất người di cư, người tị nạn

LHQ phản đối việc Tunisia trục xuất người di cư, người tị nạn

11:00 02/08/2023

LHQ bày tỏ lo ngại sâu sắc việc Tunisia trục xuất người di cư, người tị nạn khiến một số người đã thiệt mạng ở khu vực biên giới với Libya và hàng trăm người bị mắc kẹt trong điều kiện khắc nghiệt.

Dự luật cho phép quân nhân Ukraine 'sinh con từ cõi chết'

Dự luật cho phép quân nhân Ukraine 'sinh con từ cõi chết'

10:00 20/02/2024

Quân nhân Ukraine tử trận có cơ hội truyền thừa dòng giống nhờ dự luật cho phép bạn đời của họ sinh con nhờ tinh trùng hoặc trứng trữ đông.

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu, trải nghiệm văn hóa Việt cho nữ cán bộ và phu nhân ngoại giao

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu, trải nghiệm văn hóa Việt cho nữ cán bộ và phu nhân ngoại giao

21:00 15/03/2024

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức chuyến thăm quan Bảo tàng Áo Dài Việt Nam cho các nữ Tổng lãnh sự, phu nhân Tổng lãnh sự, nữ cán bộ Tổng lãnh sự quán các nước tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Morocco tổ chức quốc tang 3 ngày sau thảm hoạ động đất lớn nhất trong 120 năm qua

Morocco tổ chức quốc tang 3 ngày sau thảm hoạ động đất lớn nhất trong 120 năm qua

08:20 10/09/2023

Hoàng gia Morocco hôm 9/9 tuyên bố nước này sẽ để quốc tang ba ngày sau thảm hoạ động đất kinh hoàng xảy ra vào đêm 8/9, khiến hàng ngàn người thương vong. Đây là thảm hoạ thiên nhiên lớn nhất tại Morocco trong 120 năm qua.

Indonesia khai trương đường sắt cao tốc đầu tiên ASEAN do Trung Quốc xây

Indonesia khai trương đường sắt cao tốc đầu tiên ASEAN do Trung Quốc xây

19:10 01/10/2023

Ngày 1.10, Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á sau khi hoàn thành dự án hợp tác với Trung Quốc.

Nga cải tiến UAV tự sát để tìm diệt ban đêm

Nga cải tiến UAV tự sát để tìm diệt ban đêm

12:00 12/10/2023

Nga lắp thiết bị ảnh nhiệt cho UAV tự sát Gortenzia để tìm diệt mục tiêu trong đêm, nhưng biện pháp cải tiến này gây hoài nghi về hiệu quả.

Tổng thống Putin sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Putin sắp thăm Việt Nam

20:10 17/06/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ ngày 19/6, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nỗi tuyệt vọng sau đòn không kích của Israel ở Gaza

Nỗi tuyệt vọng sau đòn không kích của Israel ở Gaza

18:30 06/11/2023

Said al-Najma vừa hét 'có ai còn sống không?', vừa kéo những tảng bêtông lớn để tìm kiếm nạn nhân sau đợt không kích ban đêm của Israel vào Gaza.

Giáo viên robot đầu tiên của Ấn Độ

Giáo viên robot đầu tiên của Ấn Độ

16:00 07/03/2024

Một trường học ở bang Kerala triển khai giáo viên robot đầu tiên, trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm cách mạng hóa giáo dục.

Co loi xay ra
Co loi xay ra