Tướng Hemedti, người đứng sau cuộc nội chiến đẫm máu ở Sudan

22:00 21/04/2023

Đằng sau các cuộc đụng độ vũ trang đẫm máu ở thủ đô Khartoum giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) là sự bất đồng về việc sáp nhập nhóm RSF vào lực lượng vũ trang Sudan.

Tướng Hemedti - Ảnh: REUTERS

Tướng Mohamed Hamdan Dagolo, được biết đến với cái tên Hemedti, là lãnh đạo của Lực lượng bán quân sự hỗ trợ nhanh RSF.

Cuộc nội chiến bùng phát hiện nay giữa hai lực lượng quân sự của Sudan: Một bên là Tướng tư lệnh quân đội Abdel Fattah al Burhan, chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp. Bên đối đầu là Tướng Hemedti - lãnh đạo lực lượng bán quân sự SRF, đồng thời là phó chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp.

Căng thẳng giữa hai bên đã kéo dài nhiều tháng nay, không chỉ xoay quanh cách thức sáp nhập SRF vào quân đội, mà còn là chuyện đơn vị nào sẽ đảm trách công tác giám sát quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước theo như thỏa thuận ký vào tháng12-2022 được quốc tế ủng hộ. Thỏa thuận hướng tới thành lập một chính quyền dân sự chuyển tiếp trong 2 năm, cho đến khi các cuộc bầu cử được tổ chức.

Tướng Hemedti và những nấc thang quyền lực

Đến từ vùng ngoại vi phía tây xa xôi của Sudan, lực lượng SRF chỉ trong một thập kỷ đã trở thành thế lực thống trị ở Khartoum. Tướng Hemedti cũng trở thành gương mặt đại diện cho môi trường chính trị đầy bạo lực của Sudan.

Ông nội của tướng Hemedti là thủ lĩnh của một tiểu tộc du mục khắp các đồng cỏ của Cộng hòa Chad và Darfur, vùng phía tây Sudan. Những thanh niên từ nhóm chăn lạc đà, không có đất và bị gạt ra bên lề xã hội này trở thành cốt lõi của lực lượng dân quân Ả Rập, dẫn đầu cuộc phản công của Khartoum ở Darfur từ năm 2003.

Tướng Hemedti không được học hành chính quy. Danh hiệu "tướng quân" được cựu Tổng thống Omar al-Bashir trao dựa trên trình độ thành thạo của ông với tư cách là chỉ huy trong lữ đoàn Janjaweed ở Nam Darfur vào đỉnh điểm của cuộc chiến 2003-2005 (giữa quân đội Sudan và các phiến quân sắc tộc thiểu số)

Vài năm sau, ông lại tham gia một cuộc binh biến chống lại chính phủ, đàm phán liên minh với phiến quân Darfurian và đe dọa tấn công thành phố Nyala do chính phủ nắm giữ.

Nhưng ngay sau đó, ông Hemedti đã bắt tay trở lại với chính phủ Khartoum. Ông được thăng cấp tướng và nhận một khoản tiền mặt hậu hĩnh.

Sau khi trở lại biên chế Khartoum, tướng Hemedti đã chứng tỏ lòng trung thành của mình với cựu Tổng thống Omar al-Bashir, người cai trị Sudan từ năm 1993 đến tháng 4-2019, trước khi bị lật đổ. Ông al-Bashir rất quý mến ông Hemedti. Đôi khi ông al-Bashir đối xử với tướng Hemedti như con trai.

Khi ông al-Bashir yếu thế, ông Hemedti đã đứng về phe tướng Abdel Fattah al-Burhan - chỉ huy quân đội Sudan - tham gia lật đổ ông al-Bashir và tham gia phong trào chuyển đổi Sudan sang nền dân chủ.

Tuy nhiên chỉ 2 năm sau, hai vị tướng này đã xung đột quyền lực và cuộc nội chiến đã nổ ra.

Người dân sơ tán khỏi vùng chiến sự ngày 19-4 - Ảnh: AFP

Một đất nước như "nằm trong túi" của Hemedt

Ông Hemedti đã khéo léo sử dụng sự nhạy bén trong thương mại và năng lực quân sự của mình để xây dựng SRF thành một lực lượng hùng mạnh hơn cả nhà nước Sudan đang suy tàn.

Năm 2017, một đạo luật riêng về lực lượng RSF đã được chính quyền Khartoum ban hành. Theo đó, RSF được quy định là một thực thể riêng biệt trong thành phần của các lực lượng vũ trang Sudan, chỉ nhận mệnh lệnh từ Tổng chỉ huy tối cao quân đội (tức cựu Tổng thống al-Bashir).

RSF hiện có khoảng 100.000 binh sĩ vũ trang, với nguồn tài chính dồi dào thông qua việc sở hữu các mỏ vàng và khoáng sản ở Sudan - nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Sudan.

Mặt khác, sau một thời gian dài dưới thời cựu Tổng thống al-Bashir, lực lượng bán quân sự RSF thường xuyên được sử dụng để tham gia chiến đấu thực sự trong các cuộc chiến tranh của Sudan trong và ngoài nước, quân đội Sudan như bị gạt bên lề.

RSF là chủ sở hữu của những bất động sản xa hoa ở Khartoum, với xe tăng, pháo binh và máy bay đầy ấn tượng. Nhưng RSF có ít đơn vị bộ binh thiện chiến.

Ngày 21-4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo, kể từ khi nổ ra chiến sự từ ngày 15-4 đến nay, tại Sudan đã có hơn 400 người thiệt mạng và hơn 3.500 người bị thương

Trong khi đó, theo Hãng tin Reuters lực lượng RSF cho biết họ đồng ý với lệnh ngừng bắn 72 giờ vì các lý do nhân đạo, có hiệu lực từ 6h (giờ địa phương) ngày 21-4.

Quân đội Sudan chưa đưa ra bình luận gì về tuyên bố trên của RSF.

Các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 21-4.

Có thể bạn quan tâm
Tìm thấy thi thể người đàn ông nghi nhảy cầu tự tử, để lại thư tuyệt mệnh

Tìm thấy thi thể người đàn ông nghi nhảy cầu tự tử, để lại thư tuyệt mệnh

13:50 24/06/2024

Ngày 24.6, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa tìm thấy thi thể anh...

Sạt lở đất đá đè nát đầu ô tô trên Quốc lộ 6

Sạt lở đất đá đè nát đầu ô tô trên Quốc lộ 6

12:10 04/08/2023

Sáng 4/8, theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hoà Bình, trên tuyến Quốc lộ 6 (thuộc địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu), đất đá sạt lở rơi trúng vào đầu chiếc xe ô tô đang di chuyển từ TP Sơn La hướng về Hà Nội. Theo đó, lúc 8h40, tại km128+740 Quốc lộ 6 (dốc đoạn cây xăng Đồng Bảng lên Mai Châu) xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá. Một khối đất đá lớn đã rơi vào xe ô tô mang BKS 26A-05281 đang di chuyển qua...

Hàng loạt tổ chức đảng và đảng viên ở Ninh Bình vi phạm bị thi hành kỷ luật

Hàng loạt tổ chức đảng và đảng viên ở Ninh Bình vi phạm bị thi hành kỷ luật

17:40 29/12/2023

Ninh Bình - Năm 2023, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra đối với 661 tổ chức đảng và...

Người thừa kế phải thực hiện thi hành án do bà Hứa Thị Phấn để lại

Người thừa kế phải thực hiện thi hành án do bà Hứa Thị Phấn để lại

09:00 22/03/2023

Những người thừa kế phải liên hệ Cục Thi hành án dân sự TP.HCM để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn để lại trong vòng 3 tháng tới.

Người dân Cà Mau phải mua nước hơn 40.000 đồng/m3

Người dân Cà Mau phải mua nước hơn 40.000 đồng/m3

22:10 07/03/2024

Hàng ngàn người dân trong tỉnh Cà Mau đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt sử dụng. Một số hộ dân phải mua nước từ các ghe với giá lên đến hơn 40.000 đồng/m3.

Phát động cuộc thi Tien Phong Stem Robotics – IYRC Championship 2024 với chủ đề 'Năng lượng xanh'

Phát động cuộc thi Tien Phong Stem Robotics – IYRC Championship 2024 với chủ đề 'Năng lượng xanh'

08:30 17/05/2024

Chiều nay (16/5), tại Hà Nội, Công ty CP Tiền Phong, Công ty CP Học viện Công nghệ Huna tổ chức họp báo công bố và phát động cuộc thi Tien Phong Stem Robotics – IYRC Championship 2024 (Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024).

Vì sao ông Putin gọi cảnh báo khủng bố của Mỹ là hăm dọa?

Vì sao ông Putin gọi cảnh báo khủng bố của Mỹ là hăm dọa?

13:40 25/03/2024

Giới phân tích phương Tây cho rằng sự hoài nghi đã khiến chính quyền Tổng thống Vladimir Putin phớt lờ cảnh báo của Mỹ về vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva.

Đề xuất chính phủ giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Đề xuất chính phủ giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của giáo viên

15:00 17/03/2023

Báo cáo của đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông gửi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây có nội dung kiến nghị xem xét giữ tuổi nghỉ hưu của giáo viên như trước.

Trường đại học tổ chức thành công cuộc thi tin học văn phòng cho các trường THPT tại TP.HCM

Trường đại học tổ chức thành công cuộc thi tin học văn phòng cho các trường THPT tại TP.HCM

20:00 06/11/2023

Vô địch tin học văn phòng do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM tổ chức (MOS UEF Championship 2023) là cuộc thi về lĩnh vực công nghệ được tổ chức thường niên với quy mô lớn, không chỉ dành cho sinh viên mà còn mở rộng cho học sinh các trường THPT tại TP.HCM.

Co loi xay ra
Co loi xay ra