Thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương (xưa gọi là xã Xuân Tường), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có một tục rước rất độc đáo: tục rước lão vào dịp đầu xuân năm mới.
Thông thường khi nói đến nghi thức rước lễ người ta hay nói đến lễ rước nước, rước kiệu, rước linh vị của ở những địa điểm tâm linh nổi tiếng. Trường Xuân lại rước lão.
Đây là dịp mà mỗi nhà trong làng chuyển từ sum vầy gia đình sang sum vầy cả làng, mỗi người chuyển từ vui cho riêng mình sang vui cùng các bậc “cây cao bóng cả” trong làng.
Làng Trường Xuân nằm bên tả ngạn dòng sông Lam xanh thắm, phía trước làng là một bãi phù sa được dồn bồi từ bao đời nay, phía sau là dãy núi Động Kiêng thâm dày cao vút.
Tết về không khí của làng càng nhộp nhịp và sôi động hẳn lên: nhà nhà rộn ràng sắm tết, người người hồ hởi về quê đón tết.... và có lẽ phấn khởi và vui nhất trong làng là các bậc cao niên bởi năm nào cũng thế, tết là dịp họ được quây quần cùng con cháu và đặc biệt là được làng tổ chức rước lão cho mình.
Giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, ban phụ lão của làng sẽ tổng hợp độ tuổi, tuổi chẵn, tuổi lẻ của các cụ trong làng gửi lên các cấp chính quyền để xác nhận thông tin, ra quyết định công nhận tuổi lão cho từng người.
Khoảng giữa tháng 12 âm lịch, sau khi có danh sách tuổi lão được cấp trên công nhận, các ban ngành đoàn thể trong làng tổ chức họp bàn với đại diện các gia đình có cụ tròn lão tuổi chẵn về thời gian, địa điểm và nghi thức tồ chức lễ rước lão cho các cụ tuổi chẵn.
Cụ Nguyễn Xuân Huyền (85 tuổi) cho biết "Khi tôi mới lớn lên thì tục rước lão ở làng này đã có và còn duy trì cho đến ngày hôm nay. Đây là một phong tục hay của làng bởi nó tạo nên một sự thống nhất từ già đến trẻ, từ chính quyền đến người dân".
Chuyện rước lão là một hoạt động tập trung, hoàn toàn tự nguyện do ban ngành đoàn thể của làng phối hợp cùng con cháu của các hộ có "lão trong nhà" long trọng tổ chức từ trong nhà ra giữa làng.
Cụ thể, sáng ngày chính lễ, con cháu trong nhà dậy sớm chuẩn bị đầy đủ từ trang phục, quà bánh đến cờ hoa...
Đúng 7h sáng ở mỗi xóm, bà con sẽ tập trung tại nhà của cụ ở xa nhất trong xóm và bắt đầu xuất phát, cờ trống đi trước, bức trướng thọ, bức mừng thọ theo sau rồi đến các bậc phụ lão tuổi chẵn và cuối cùng là con cháu, xóm giềng nối nhau rước các cụ đi hiến lão.
Cứ nhứ thế đoàn của các cụ gần sẽ hòa cùng với đoàn của cụ xa, đoàn của xóm này hội cùng đoàn của xóm khác và trống đánh, cờ phất, con cháu, bà con vui vẻ rước các cụ tuổi chẵn lên nhà văn hóa thôn.
Tại nhà văn hóa của thôn trong hội trường là không gian dành cho các cụ phụ lão, bên ngoài sân là động đảo nhân dân sum vầy. Khi các cụ đã tề tựu đầy đủ, các bậc cao niên nhất làng được mời lên hàng ghế đầu, tiếp đến là thứ tự theo độ tuổi.
Nghi thức của buổi lễ được diễn ra rất trang trọng, đầu tiên là diễn văn khai mạc lễ mừng thọ của trưởng thôn, kế đến chi hội trưởng Hội người cao tuổi của thôn đọc bài ôn lại truyền thống của quê hương và sau đó là lời phát biểu của chúc mừng của đại diện UBND xã Xuân Dương.
Kết thúc phần lễ, con cháu của các cụ tuổi chẵn sẽ dâng bánh, dâng trầu, dâng rượu mời các bậc thân lão của mình và các cụ phụ lão khác trong hội trường.
Chị Nguyễn Vân (52 tuổi) - người sinh ra, lớn lên rồi dạy học tại làng chia sẻ: "Là một người con của làng Trường Xuân, ai trong chúng tôi cũng cảm thấy tự hào về tục rước lão này, nếu chẳng may một lần vì lí do gì đó không tham gia cùng các cụ được thì chúng tôi cảm giác rất tiếc nuối".
Nếu như bên trong hội trường là không khí trang trọng dành cho các cụ thì ở bên ngoài lại là không khí rất vui vẻ và thân mật, người người tay bắt mặt mừng trò chuyện vui vẻ.
Tại sân nhà văn hóa ban thôn mở sổ ghi nhận tấm lòng đóng góp của con cháu trong thôn ủng hộ Quỹ khuyến học, Quỹ chăm sóc người cao tuổi của thôn.
Sau khi kết thúc buổi lễ tại hội trường văn hóa thôn, đại diện gia đình sẽ mời bà con xóm giềng về tận nhà mình để chung vui cùng gia đình rồi từ gia đình này sẽ di chuyển sang gia đình khác để chúc thọ và cứ thế không khí hiến lão diễn ra rất rộn ràng cả làng.
Hoạt động rước lão của làng Trường Xuân là một hoạt động rất có ý nghĩa không chỉ thể hiện truyền thống đạo hiếu tốt đẹp, tinh thần đoàn kết mà đây là hoạt động rất ấm áp thể hiện tình cảm, sự quan tâm rất nhân văn của con cháu dành cho những "cây cao bóng cả" của gia đình mình, của làng.
Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.
Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.
TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.
Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.
Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.
Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.
Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.
Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.