Nếu muốn thay đổi thì trước hết luật pháp phải thật nghiêm, để những người vi phạm phải thấy ớn mà không dám tái phạm.
Nhằm góp thêm một góc nhìn, đặc biệt là mong muốn xây dựng ý thức của người Việt nơi công cộng, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu các ý kiến sau đây do bạn đọc Tuổi Trẻ Online phân tích.
Đây là một vấn nạn của xã hội mà một số người có ý thức, có văn hóa, có lòng tự trọng rất mệt mỏi khi bị buộc phải sống chung.
Muốn thay đổi? Không có dễ đâu!
Không thể đưa ra những quy định rồi nghị quyết rồi quyết tâm trong một sớm một chiều là được bởi vì khi ý thức, văn hóa, lòng tự trọng mà không có thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để bản thân họ được có trước, họ được đi trước, họ được hưởng trước...
Nếu muốn thay đổi thì trước hết luật pháp phải thật nghiêm không vị nể phạt như thế nào để cho những người vi phạm phải thấy ớn mà không dám tái phạm.
Người lớn chúng ta phải luôn luôn làm gương cho những đứa trẻ ở bất cứ nơi đâu và đến khi nào những việc làm ý thức đó nó ăn vào máu vào xương không cần ai coi chừng, quan sát mà vẫn tuân thủ thì mới gọi là thành công.
Ý kiến bạn đọc Tâm 72
Đừng nói đâu xa, ngay trung tâm thành phố, quận 3, TP.HCM đã có nhiều điểm nóng vi phạm luật giao thông "nghiêm trọng và thường xuyên diễn ra" từ năm này qua năm khác.
Cụ thể:
1- Đoạn Nguyễn Thượng Hiền phố ẩm thực vừa thành lập, cả xe máy và xe hơi đi sai làn, lấn làn, đậu tràn ra lòng đường, dù bị xử phạt thường xuyên, vẫn không thấm vào đâu, liên tục tái diễn.
2- Đoạn Hoàng Sa - Trường Sa, dù đã lập barrie rào chắn phân làn, vẫn có người cố tình chạy vào làn ngược chiều cứ như mình đúng rồi, dù có cảnh sát giao thông lâu lâu xử phạt, nhưng tình trạng vẫn cứ tiếp diễn.
Để lập lại trật tự, tôi kiến nghị nên có gắn thêm camera an ninh, những vi phạm kiểu này trực tiếp tước bằng lái và bắt phải thi lại sau khoảng 2-5 năm bị phạt, thì may ra mới mang tính răn đe!
Ý kiến bạn đọc Thanh An
Nhiều người ý thức cộng đồng còn kém. Cái này do hệ thống giáo dục, xã hội. Văn hóa xếp hàng, first come first serve là gì đó xa xỉ trong suy nghĩ người Việt.
Còn về vấn đề giao thông thì khỏi phải nói, hình thái xã hội hiện lên đó hết.
Mong pháp luật Việt Nam mình nghiêm minh hơn, thực thi pháp luật đúng, đủ và công bằng, không thiên vị ai, nên tăng cường xử lý vi phạm qua camera, người dân giám sát nhau (như Hà Nội có làm), như vậy thì mới nâng ý thức lên được chứ không thì hư mấy thế hệ.
Ý kiến bạn đọc Nguyên
Bây giờ ra đường rất sợ, cảm giác không an toàn luôn ám ảnh. Đặc biệt những TP lớn đông xe cộ như TP.HCM và Hà Nội luôn trong tình trạng hỗn loạn và không an toàn. Người đông, kẹt xe..., khiến ý thức nhiều người dân quá kém, họ giành đường từng chút một.
Tôi nghĩ cần phải tuyên truyền nhiều hơn về giao thông, tăng cường đội ngũ CSGT để theo dõi tình hình giao thông, nhắc nhở, xử phạt răn đe người vi phạm. Cũng cần gắn camera ghi hình để phạt nguội.
Ý kiến bạn đọc Thu Thủy
Hai công trình nằm ở quận 3, xây gần 100 năm trước, gắn liền nhiều thời kỳ phát triển của TP HCM được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố.
Để vào lớp 6 Trường chuyên Trần Đại Nghĩa năm học 2023-2024, thí sinh sẽ làm bài khảo sát ngôn ngữ, toán học và tư duy logic, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thường thức đời sống.
TP HCM- Trường THCS Trần Quốc Toản 1 nhận 1.025 hồ sơ đăng ký thi lớp 6, trong khi chỉ có 315 suất học, tỷ lệ chọi là 1/3,25.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tỉnh Đồng Tháp có 16.505 thí sinh đăng ký tham dự.
Nhận định William Reece gây bốn vụ cưỡng hiếp, giết người nhưng thiếu bằng chứng, cảnh sát áp dụng chiến thuật tâm lý để khiến hắn lần lượt thú tội.
Từ hôm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức kiểm tra các khoản thu đầu năm học, kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, việc quản lý tài trợ.
Nhiều trường ĐH lớn bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT cho mùa tuyển sinh ĐH năm nay.
Điểm chuẩn lớp 10 tỉnh Bình Định năm học 2024 - 2025 đã được công bố.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đang làm việc để đánh giá và thống nhất xử lí vi phạm trong vụ việc tổ chức sai ngày thi...