Từ vụ sạt lở 11 người chết ở Hà Giang: Cần ý thức tự giác, xác định rõ nguy cơ

11:50 16/07/2024

Theo giới chuyên gia, ngày nào chính quyền địa phương cũng một vài lần cảnh báo nhắc nhở về thiên tai thì muốn hay không muốn, người dân cũng sẽ có dịp nghe, lưu lại trong trí nhớ và có ý thức hơn.

Hiện trường sạt lở đồi sát nhà dân ở thôn Hòa Bắc (xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Tình trạng này bắt đầu xuất hiện từ năm 2019 đến nay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh vùng núi cao đang vào thời điểm cao điểm mưa lũ. Từ đầu tháng 6/2024 đến nay, mưa lớn kèm theo sạt lở đã liên tiếp xảy ra tại các tỉnh Cao Bằng và Hà Giang gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản; trong đó riêng vụ sạt lở núi ở huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) đã vùi lấp chiếc xe khách, khiến 11 người tử vong, 4 người bị thương.

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc, cảnh báo sớm thiên tai là việc cấp thiết. Song đi kèm với đó là ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chính quyền sở tại, bởi nếu lơ là, thiếu trách nhiệm thì công nghệ hiện đại đến đâu, tai nạn cũng sẽ xảy ra.

Tự giác, chủ động phòng tránh

Theo Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trịnh Hải Sơn, thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng và phức tạp hơn đã trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và đời sống của người dân ở miền trung du, miền núi Việt Nam. Do vậy, các địa phương cần xây dựng và ban hành phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với các loại hình thiên tai, mà trước hết là ứng phó bão, lũ, mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét.

Cùng với đó, các địa phương cần tăng cường thông tin, xuất bản, tuyên truyền, cảnh báo, tập huấn, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn.

Tất cả các ngành, các cấp ở địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương án phòng chống, ứng phó thiên tai; chú trọng thực hiện phương châm “bốn tại chỗ”; thường xuyên cập nhật bổ sung các số liệu sơ tán dân, thống kê, kiểm soát các khu vực xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng bởi sạt lở đất đá, lũ quét; rà soát công tác thông tin cảnh báo đến người dân và các hộ dân trong khu vực chịu tác động.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Tân Văn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng nhấn mạnh để tăng cường cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, tính chủ động là rất quan trọng.

Theo ông Văn, nứt đất khi mưa to, kéo dài là một trong những dấu hiệu trực tiếp của sạt trượt. Do vậy, động thái đầu tiên địa phương cần thực hiện là di dời người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt trượt. Sau đó, địa phương cần cử cán bộ kỹ thuật đến quan trắc, giám sát, theo dõi diễn biến của các vết nứt.

“Nếu vết nứt tiếp tục phát triển thì khả năng cao là trượt lở sẽ xảy ra, khi đó cần căn cứ kích cỡ các vết nứt để dự báo quy mô khối trượt, từ đó thực hiện di dời cho phù hợp,” vị chuyên gia địa chất nhấn mạnh.

Ngoài ra, để đề phòng trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, các địa phương cần nâng cao công tác điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng tìm hiểu nguyên nhân, phân vùng cảnh báo, triển khai đồng đều rộng khắp hơn nữa trên tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, biến đổi địa chất.

“Quan trọng hơn là cần truyền thông kịp thời, rộng khắp và thường trực để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Ngày nào cũng một vài lần cảnh báo nhắc nhở về thiên tai thì muốn hay không muốn, người dân cũng sẽ có dịp nghe, lưu lại trong trí nhớ và có ý thức hơn,” ông Văn chia sẻ thêm.

Hiện đại hóa mạng lưới quan trắc

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng cho biết cơ quan này vừa ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” nhằm xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở.

Kế hoạch đề cập đến các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các khu vực rủi ro cao (ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp).

Theo đó, Cục Địa chất Việt Nam sẽ phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát chi tiết, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét ở tỷ lệ lớn; ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét.

Bên cạnh đó, Cục Địa chất sẽ tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương; tiến hành lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét

Trong thời gian tới, ngành khí tượng thủy văn cũng sẽ thực tập trung đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng bề mặt, khí tượng trên cao, thủy văn, hải văn; bổ sung mạng lưới trạm đo mưa tự động, đặc biệt tại những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt như miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên…

Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phát triển và hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, dông, lốc, sét, lũ, lũ quét, sạt lở đất; tăng thời hạn và mức độ chi tiết dự báo, cảnh báo thiên tai và thời tiết hàng ngày.

Đặc biệt, căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng các đề án cụ thể điều tra chi tiết các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá./.

Có thể bạn quan tâm
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM

07:40 28/07/2024

Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, rộng hơn 33ha là một trong những nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á đặt tại TPHCM.

38 người chết do tai nạn giao thông trong ngày nghỉ lễ thứ ba

38 người chết do tai nạn giao thông trong ngày nghỉ lễ thứ ba

17:20 29/04/2024

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), ngày 29/4, toàn quốc xảy ra 85 vụ tai nạn giao thông, làm chết 38 người, bị thương 72 người. So với ngày nghỉ lễ thứ ba cùng kỳ năm 2023 (ngày 1/5/2023) tăng 6 vụ, giảm 1 người chết, tăng 4 người bị thương. Cục Cảnh sát giao thông cho biết, các vụ tai nạn đều xảy ra ở đường bộ. Cũng trong ngày 29/4, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc kiểm tra, xử lý 15.473 trường hợp vi phạm trật tự an...

Quảng Trị ra quân hơn 70 ngày trấn áp tội phạm dịp Tết

Quảng Trị ra quân hơn 70 ngày trấn áp tội phạm dịp Tết

11:40 14/12/2023

Công an tỉnh Quảng Trị tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp tấn công trấn áp, truy nã các loại tội phạm, chặn đứng các hoạt động phạm...

Người dân Mỹ Đức đưa đồ đạc, gia súc lên núi ‘chạy lũ’

Người dân Mỹ Đức đưa đồ đạc, gia súc lên núi ‘chạy lũ’

19:50 15/09/2024

Mực nước dâng cao kỷ lục, nhấn chìm cả một vùng quê, ruộng đồng ngập úng, cây cối ngập chìm. Người dân Mỹ Đức phải vật lộn để đưa lúa, gia súc lên những vùng đất cao trọi, cố gắng cứu vãn chút ít tài sản trước khi tất cả bị cuốn trôi.

Dùng thuốc nổ đi phá mộ, 3 thanh niên lĩnh án tù

Dùng thuốc nổ đi phá mộ, 3 thanh niên lĩnh án tù

16:20 06/09/2023

Được thuê 500 triệu đồng để phá hủy 2 ngôi mộ ở TP Phú Quốc, Danh đã tự chế tạo vật liệu nổ rồi thuê tiếp 2 người khác dùng...

Thực hư giếng nước tự sôi, khiến người dân mang hoa quả cúng bái ở Sóc Trăng

Thực hư giếng nước tự sôi, khiến người dân mang hoa quả cúng bái ở Sóc Trăng

19:40 12/05/2024

Một giếng nước nhỏ chưa đầy một vòng tay người lớn nằm giữa đồng ruộng, thuộc xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng ) nước tự sôi và...

Hàn Quốc tập trận trên không quy mô lớn

Hàn Quốc tập trận trên không quy mô lớn

06:10 15/05/2024

Quân đội Hàn Quốc hôm thứ Ba (14/5) thông báo nước này sẽ tổ chức một cuộc tập trận trên không quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa.

Lạng Sơn: Giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt

Lạng Sơn: Giải thể Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt

10:20 15/08/2023

Theo UBND Lạng Sơn, trong thời gian tới, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt sẽ không còn phù hợp với tình hình thực tiễn công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hệ thống chiếu sáng trên Kỳ đài Kinh thành Huế bị đập phá: Thông tin mới nhất

Hệ thống chiếu sáng trên Kỳ đài Kinh thành Huế bị đập phá: Thông tin mới nhất

10:00 07/09/2023

Sáng 7/9, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa hoàn tất việc thay thế các cụm đèn chiếu sáng trên Kỳ đài bị hư hỏng do bị đập phá trước đó. Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, có 18 cụm đèn bị hư hỏng nặng và 9 cụm bị nứt, nên đơn vị thực hiện thay mới toàn bộ. Vật được sử dụng để thay thế đó là kính cường lực, giá thành mỗi bộ là 130.000 đồng. Đơn vị đang phối hợp cùng lực lượng chức năng tiếp tục...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới