Từ chuyện học sinh dồn cô giáo vào góc lớp: Nhân cách con người không thể giáo dục trong một vài giờ học

15:20 11/12/2023

Nhìn từ câu chuyện buồn cô giáo bị học sinh xúc phạm, ném dép, nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV giao thông, Đài tiếng nói Việt Nam cho rằng, nhân cách của một con người không phải thứ có thể giáo dục bằng một vài giờ học mà phải được bồi đắp trong cả cuộc đời.

GD
Nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng giáo dục nhân cách cho học sinh phải được chú trọng hơn nữa. (Ảnh: NVCC)

Bạo lực học đường không phải là câu chuyện mới nhưng dư luận nổi sóng khi sự việc một cô giáo bị học sinh nhốt, xúc phạm và ném dép. Là một phụ huynh, cảm xúc của ông thế nào?

Cảm xúc của tôi chắc cũng giống như đa số đó là sự đau lòng. Bởi tôi vẫn luôn cho rằng tình cảm thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của con người.

Tôi thấy đau lòng cho cô giáo ấy, bởi vì nỗi tủi nhục khi bị học trò của mình - những đứa trẻ mà mình dạy dỗ, chà đạp là điều đau đớn nhất.

Tôi đau lòng cho những đứa trẻ ấy, bởi vì chúng đã phải lớn lên trong một môi trường tồi để có thể hành động bất trí và bất lương đến như thế.

Và tôi đau lòng cho tôi khi phải chứng kiến và phải nói về chuyện này, phải nghĩ về việc con cái mình sẽ lớn lên trong một xã hội mà đạo nghĩa có thể bị chà đạp một cách dễ dàng và hồn nhiên như vậy.

Từ câu chuyện này, ông nghĩ gì về tầm quan trọng của việc đề cao giáo dục nhân cách cho học sinh?

Nhân cách học sinh, hay nhân cách con người nói chung luôn là thứ quan trọng hàng đầu trong giáo dục. Nhân nghĩa lễ trí tín - thì chữ nhân, lòng người luôn là thứ đầu tiên được nhắc đến. Nhưng lòng nhân không phải thứ có thể giáo dục bằng một vài giờ học. Nó phải được bồi đắp trong cả cuộc đời.

Nếu những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà luôn có sự hiện diện của lòng nhân ái, lòng nhân của chúng sẽ được bồi đắp nhiều hơn, sớm hơn. Còn ngược lại, chúng sẽ giống như một con sông không có phù sa.

Xây dựng một môi trường không bạo lực không thể chỉ dựa vào trừng phạt, mà phải đồng thời thay đổi từ mỗi cá nhân, đặc biệt là người lớn. Theo ông, cần làm gì để giảm bạo lực học đường, để thầy ra thầy, trò ra trò?

Câu hỏi này có hai ý. Về việc tạo ra một môi trường không có bạo lực thì không đơn giản vì bạo lực vốn dĩ là thuộc tính của con người. Nó là cách dễ nhất để bộc lộ cảm xúc với những đối tượng mà chúng ta thù ghét. Vì thế, một môi trường không bạo lực chỉ xuất hiện khi nó không còn động lực và cơ hội để thù ghét nhau.

"Nếu những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà luôn có sự hiện diện của lòng nhân ái, lòng nhân của chúng sẽ được bồi đắp nhiều hơn, sớm hơn. Còn ngược lại, chúng sẽ giống như một con sông không có phù sa".

Còn về ý thứ hai, làm thế nào để thầy ra thầy, trò ra trò ư? Câu trả lời vốn luôn nằm ở đó. Thầy là thầy khi họ làm thầy, tức là người lấy việc truyền thụ kiến thức cho người khác làm sự nghiệp, sứ mệnh của mình, chứ không chỉ đơn giản là một công việc mưu sinh. Điều đó chỉ có thể tồn tại khi mà xã hội đủ tôn trọng người thầy để xây dựng chính sách khiến cho những người coi việc làm thầy là một sứ mệnh đáng tự hào. Khi những người thầy thực sự là những người thầy thì học trò sẽ thực sự là học trò thôi.

Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong “chân kiềng” gia đình – nhà trường – xã hội?

Tôi cho rằng, không nên tách bạch vai trò của các yếu tố trên. Trách nhiệm của gia đình nhà trường xã hội đều có trách nhiệm như nhau trong việc tạo nên những thế hệ tốt hơn. Bất cứ yếu tố nào tròn ba yếu tố kể trên mà không tốt cũng sẽ có thể tác động xấu đến những đứa trẻ.

Xin cảm ơn ông!

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/12 vừa qua, liên quan vụ việc nhóm học sinh dồn cô giáo vào tường để chửi bới, có hành vi xúc phạm ở Tuyên Quang, báo chí đã đặt câu hỏi với Bộ GD&ĐT về phương hướng xử lý để tránh những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã có văn bản gửi tỉnh Tuyên Quang yêu cầu tỉnh chỉ đạo xác minh, làm rõ sự việc. “Vụ việc rất nghiêm trọng, không thể chấp nhận được... Cần xác định trách nhiệm liên quan giáo viên, nhà trường hoặc liên quan học sinh hay tập thể để có giải pháp xử lý trước mắt, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm sâu sắc việc này”, Thứ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh.

Do đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, nhà trường làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan. "Sự việc chúng ta đều bức xúc nhưng vẫn phải làm rõ nguyên nhân và tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, thấu đáo, đầy đủ. Trên cơ sở đó phải có các biện pháp xử lý nghiêm", ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, trước mắt, ngành Giáo dục phải có biện pháp xử lý kỷ luật học sinh với vụ việc cụ thể, còn lâu dài phải giáo dục, quản lý; trong đó, liên quan giáo dục, cần phải xem lại đội ngũ giáo viên.

“Chúng tôi rất tôn trọng các nhà giáo nhưng phải nhìn nhận, đánh giá lại đội ngũ giáo viên từ quy trình đào tạo bồi dưỡng, chuyên môn, phẩm chất đến kỹ năng trong quá trình giảng dạy. Việc nhìn nhận đánh giá không chỉ giáo viên bộ môn, mà còn với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong nhà trường”, ông Sơn nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, cần đánh giá hiệu quả việc dạy và học, tăng cường giáo dục đạo đức… Với nhà trường, phải thường xuyên theo dõi đánh giá học sinh để phát hiện, ngăn chặn sớm các vụ việc.

Đồng thời, ngành Giáo dục cũng cần quan tâm đến quan hệ thầy trò, quan hệ học trò trong lớp, diễn biến tâm lý học sinh... Về phía phụ huynh cũng cần quan tâm đến con em bởi giáo dục không chỉ ở trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm
Khởi tố 4 đối tượng khai thác gần 30m3 gỗ trái phép ở Lâm Đồng

Khởi tố 4 đối tượng khai thác gần 30m3 gỗ trái phép ở Lâm Đồng

14:50 28/07/2023

Công an huyện Đức Trọng ( Lâm Đồng ) đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can để điều tra về hành vi khai thác gỗ trái phép.

Người dân Thủ đô kì vọng phố Tràng Tiền thay áo mới sau chỉnh trang

Người dân Thủ đô kì vọng phố Tràng Tiền thay áo mới sau chỉnh trang

15:20 04/04/2024

Việc chỉnh trang tuyến phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) dự kiến hoàn thành trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô. Nhiều người dân khu...

Phú Yên: Xử phạt vi phạm hành chính người tự xưng là phóng viên

Phú Yên: Xử phạt vi phạm hành chính người tự xưng là phóng viên

13:30 23/03/2023

Ông Phan Bá Hoài tự giới thiệu là người đại diện cho Tạp chí Vận tải ôtô - Văn phòng phóng viên thường trú tại Phú Yên nhưng không có Thẻ nhà báo, Giấy giới thiệu và Hợp đồng lao động với Tạp chí này.

Công trình bắt buộc phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Công trình bắt buộc phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

22:00 15/09/2023

Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, các công trình, dự án phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

Nghe tiếng khóc khi qua nghĩa trang, cặp vợ chồng cứu bé sơ sinh bị chôn sống

Nghe tiếng khóc khi qua nghĩa trang, cặp vợ chồng cứu bé sơ sinh bị chôn sống

08:00 15/09/2023

Theo Daily Star, sự việc xảy ra ở Ấn Độ, tại một ngôi làng mang tên Pulandar vào ngày 8/9 vừa qua. Cặp vợ chồng Rajesh Kumar và Neelam đang trên đường đi làm về. Khi qua nghĩa trang, bỗng họ nghe thấy âm thanh như tiếng khóc, liền chú ý tìm kiếm và nhận thấy âm thanh này dường như phát ra từ mặt đất. Dò tìm và đi về phía có tiếng khóc, họ phát hiện một bàn tay bé xíu nhô lên khỏi mặt đất. Hai vợ chồng lập tức đào bới đất và gạch vụn một cách vừa...

Vợ ông Trần Quí Thanh được nhận lại 183 tỉ đồng do chồng không phải bồi thường dân sự

Vợ ông Trần Quí Thanh được nhận lại 183 tỉ đồng do chồng không phải bồi thường dân sự

20:20 06/05/2024

Hội đồng xét xử xét thấy ông Trần Quí Thanh và hai con gái không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự nên tuyên trả lại số tiền 183 tỉ đồng cho bà Phạm Thị Nụ (vợ ông Thanh) đã nộp, để khắc phục hậu quả cho các bị cáo trong giai đoạn điều tra.

Hơn nửa năm, sao chưa xác minh, xử lý xong clip thầy giáo nói học sinh 'đầu trâu, đầu chó'?

Hơn nửa năm, sao chưa xác minh, xử lý xong clip thầy giáo nói học sinh 'đầu trâu, đầu chó'?

11:10 10/07/2023

Liên quan đến clip thầy giáo ở Cà Mau nói học sinh 'đầu trâu, đầu chó không phải đầu người' hồi tháng 11/2022, đến thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn đang trong quá trình hoàn thành báo cáo kết quả xác minh.

Năm học mới, thách thức cũ

Năm học mới, thách thức cũ

07:00 04/09/2024

TP - Là bậc học trực tiếp đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng giáo dục đại học (ĐH) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo chất lượng.

Lo ngại khi ngày càng nhiều thí sinh chọn thi khoa học xã hội

Lo ngại khi ngày càng nhiều thí sinh chọn thi khoa học xã hội

10:00 18/07/2024

Số lượng thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội liên tục tăng, đồng nghĩa nguồn tuyển cho khối trường kỹ thuật công nghệ cũng ít đi.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới