Khoản 1 và khoản 3 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tổ chức và điều khiển giao thông quy định:
- Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
+ Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
+ Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
- Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
+ Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
+ Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
Như vậy, theo quy định hiện hành, chỉ có CSGT mới được điều tiết, chỉ huy, điều khiển, phân lại luồng, tuyến khi xảy ra kẹt xe. Việc người dân tự động đứng ra điều tiết giao thông là vi phạm, đồng thời việc này cũng có thể gây nguy hiểm vì người dân chưa được đào tạo chuyên môn.
Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ quy định, nếu muốn tổ chức các giải chạy hay các hoạt động văn hoá trên đường thì phải được cơ quan có thẩm quyền thống nhất và đồng ý bằng văn bản, đồng thời nếu cần phân luồng, cấm ở một số tuyến đường thì cơ quan thẩm quyền phải ra thông báo và cơ quan sử dụng phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp an toàn.
Do đó, hành vi tự chặn xe điều phối giao thông trước cổng trường mà không được cơ quan có thẩm quyền thống nhất, đồng ý bằng văn bản là sai quy định và có thể bị xử phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng (theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 7 nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Việc tự nguyện tham gia điều phối giao thông trước cổng trường là một hành động đáng khen ngợi, nhưng cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Phụ huynh và tình nguyện viên cần nắm rõ các quy định pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho học sinh và chính bản thân mình. Chỉ qua sự hợp tác giữa cộng đồng và cơ quan chức năng, chúng ta mới có thể tạo nên môi trường giao thông an toàn và thông thoáng cho học sinh.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.