Sau khi biết tin con trượt nguyện vọng lớp 10 trường công, nhiều phụ huynh ở Hà Nội mất ăn mất ngủ, gian nan bước vào cuộc đua tìm trường cho con.
Chật vật tìm trường cho con
Có con trượt cả ba nguyện vọng vào trường công lập, chị Lê Minh Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mất ăn, mất ngủ suốt mấy ngày qua. Thao thức cả đêm vì buồn bã nhưng chị Loan vẫn cố gắng chạy vạy từ sáng sớm để tìm một “cửa” cho con.
Sáng 5.7, hai mẹ con chị Loan cùng thống nhất nộp hồ sơ vào Trường THCS & THPT Tạ Quang Bửu. Song, may mắn chưa mỉm cười với chị và con.
“Xếp hàng vài tiếng đồng nhưng vẫn chẳng có ai đọc tên mời vào. Phụ huynh nào đứng đợi từ đêm thì hồ sơ yên vị trong đó rồi. Còn ai chậm chân như tôi không có một cơ hội nào cả” - chị Loan buồn bã nói.
Ngồi bên ngoài cổng trường, chị Loan tự trấn tĩnh bản thân, có lẽ, sẽ phải nghĩ đến việc cho con học ở trường dân lập ít tiếng tăm hơn hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Anh Tạ Ngọc Sơn (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng rơi vào trạng thái bần thần suốt từ hôm biết điểm của con. Nỗi buồn điểm số chưa qua nay lại phải đối diện với áp lực xin cho con học trường tư.
“Tôi được phụ huynh đi trước giới thiệu cho con học ở Trường THCS & THPT Tạ Quang Bửu. Tuy nhiên, mọi người khuyến cáo, nếu muốn có suất phải đến sớm. Vậy nên, hai vợ chồng bàn tính đi từ đêm” - anh Sơn cho biết.
Vậy mà khi đến nơi, cảnh tượng phụ huynh chen chúc, vây kín cổng trường khiến anh Sơn rất bất ngờ. Anh Sơn thầm nghĩ, có lẽ cuộc đua vào lớp 10 thực sự mới bắt đầu.
“Lúc tôi đến khoảng 3 giờ sáng. Khi đó, các phụ huynh cũng lũ lượt tới cùng. Ròng rã đứng tê chân 7 tiếng đồng hồ, tôi được cầm hồ sơ vào nộp cho con” - anh Sơn kể lại.
Chấp nhận tìm đường lui cho con
Sau nhiều giờ đồng hồ "tranh đấu" giành suất học cho con, một phụ huynh tại Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) đành phải bỏ cuộc.
"Con gái trượt nguyện vọng 1 ở Trường THPT Kim Liên nên phải nộp hồ sơ sang Trường THPT Phan Huy Chú. Mặc dù đến từ 5 giờ sáng nhưng tôi vẫn không thể chen chân lấy phần cho con" - phụ huynh than thở.
Phụ huynh này cho biết, vì gia đình không có điều kiện cho con theo học tại các trường tư, đồng thời cũng rất e ngại nếu gửi con vào các trường dân lập nên sẽ gửi con về quê học.
"Học phí các trường tư thục tại Hà Nội quá đắt đỏ, gia đình tôi không kham nổi. Với các trường hệ dân lập hay các trung tâm giáo dục thường xuyên, tôi lo lắng môi trường học tập không đảm bảo, con sẽ bị sa sút nên suy đi tính lại thì gửi con về quê học cho ông bà là phương án tốt nhất" - phụ huynh này phân trần.
Chơi game từ thời tiểu học, Bảo Hân chinh phục đại học Mỹ bằng bài luận nói về niềm đam mê này, cùng điểm GPA 9,7, SAT 1570/1600 và IELTS 8.0.
TPHCM - Dù rất cần nhưng không có ứng viên để tuyển dụng - đó là thực trạng tuyển dụng giáo viên các môn tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật......
Tính đến sáng ngày 6.7, đã có 87 trường đại học, học viện trên cả nước công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023.
TPHCM - Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển, nhiều trường đại học tại TPHCM đã tiến hành tổ chức công tác nhập học cho các tân sinh viên.
Thông điệp 'Trái tim xanh' của Liên hợp quốc bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân của nạn buôn người, thể hiện cam kết của Liên hợp quốc trong việc chống lại hình vi tội ác xâm phạm nhân phẩm này.
Dưới đây là điểm sàn phương thức xét tuyển sớm vào Học viện Hành chính Quốc gia năm 2024 để thí sinh tham khảo.
Bạn đọc Tuổi Trẻ cùng có ý kiến bàn về cách ngăn chặn tiếng pháo nổ khắp nơi như trong dịp Tết vừa rồi.
Hòa Bình - Mạng xã hội xôn xao thông tin về việc một học sinh bị đánh trượt vào trường Dân tộc nội trú sau khi nhận được giấy báo...
Mục sư người Nam Phi có tên Siva Moodley đã qua đời vào năm 2021, nhưng ông chỉ mới được chôn cất vào tháng 3 vừa qua vì gia đình tin ông sẽ tái sinh.