Vì khát khao cống hiến nhiều hơn cho quân đội, chàng trai lục quân đổi màu áo lính sang hải quân, tiếp tục viết đơn tình nguyện ra quần đảo Trường Sa.
Tranh thủ giải lao trong tán cây xanh rì chắn khỏi nắng gió của quần đảo Trường Sa, thiếu tá Cao Văn Giang - phân đội trưởng phân đội 1, cụm chiến đấu 3, đảo Song Tử Tây - cùng các chiến sĩ trẻ mới nhập ngũ "ngẫu hứng" hát ca.
Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.
Hồn nhiên như một ánh lửa…
“Đây là một đoạn trong bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Bài hát rất ý nghĩa, nói về tinh thần tập thể. Mỗi người chỉ là một cái cây mong manh nhưng khi ta có một rừng cây sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Mỗi người hi sinh vì tập thể thì tập thể sẽ vững mạnh”, Giang mở lời.
Làn da ngăm đen, nụ cười rạng rỡ, thiếu tá Cao Văn Giang đùa rằng khi anh được giao nhiệm vụ bí thư chi đoàn, phân đội trưởng thì “vừa đóng vai chỉ huy, vừa là bạn, đôi khi là người anh, người chị của các bạn trẻ” và được mọi người tín nhiệm duy trì "tổ tư vấn tình cảm".
Nói về cơ duyên gắn bó với màu áo hải quân, Giang kể chính những câu chuyện của ba - người chiến sĩ tình nguyện tham gia giải phóng nước bạn Campuchia - đã ăn sâu vào tiềm thức, dần dần niềm tự hào lớn thành khát khao, mong muốn trở thành người lính.
"Ba hay kể những lần hành quân, ngày tháng chiến đấu vất vả, gian nan, thử thách và cả hi sinh, mất mát của đồng đội để giáo dục tôi lòng yêu nước. Lớn lên, tôi luôn muốn trở thành người lính góp phần xây dựng quê hương, giữ gìn đất nước.
Học xong THPT, từ định hướng, động viên của gia đình, tôi thi vào Trường sĩ quan Lục quân 2. Thời gian học trường cũng là giai đoạn đấu tranh căng thẳng trên Biển Đông, tôi bày tỏ nguyện vọng chuyển về quân chủng hải quân để cống hiến cho tuyến đầu của Tổ quốc”, Giang chia sẻ.
Thế là từ lục quân, chàng thanh niên tuổi đôi mươi khoác màu áo rằn ri xanh của Vùng 5 Hải quân. Nhưng khi công tác, thấy còn khát khao, muốn cống hiến nhiều hơn, Giang xin phép gia đình, tình nguyện ra quần đảo Trường Sa.
“Bố mẹ và vợ tôi không phản đối, mà còn động viên rất nhiều. Tôi vẫn nhớ ba nói: Con ơi, khó khăn nào cũng vượt qua được, mình có bản lĩnh, có ý chí, có năng lực thì vượt qua hết, thời ba đi làm nhiệm vụ ở Campuchia, rất nhiều khó khăn, vất vả, kể cả hi sinh, nhưng ba làm được, con cũng phải cố gắng”, Giang tâm sự.
Những ngày tháng huấn luyện trên biển, kiểm tra bắn đạn thật, công tác dài ngày, mới đầu chưa quen sóng gió, Giang vẫn "say sóng" như thường (cười), sau đó tự động viên, dần dần cứng cáp hơn trước sóng gió đại dương.
"Lần đầu lên đảo, tôi nghĩ đảo ở giữa trùng khơi thì cây cối chắc khó lớn, nhưng ra đảo thì thấy cây cối xanh tươi, nhà cửa khang trang. Hỏi ra mới biết, đảo được như hôm nay là từ công sức, mồ hôi, xương máu của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, nhân dân.
Từng viên gạch, hòn đá, nắm vữa bồi đắp lên công trình lớn, cảnh quan tươi đẹp hôm nay. Đó là động lực để mình và các anh em khác cố gắng xây dựng đảo tươi đẹp hơn", anh quả quyết.
“Ở đảo xa nhà, tôi thường gần gũi, động viên, chia sẻ công việc, cuộc sống hoặc kể chuyện cười vì nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đòi hỏi cả ý chí, bản lĩnh vững vàng và tinh thần tốt, tích cực. Những điều mình học được, trải qua đều chia sẻ hết với anh em, vừa là động viên, vừa định hướng cho các bạn trẻ. Bản thân luôn nêu gương, chuẩn mực, từ lời ăn, tiếng nói, đi lại, cử chỉ”, Giang chia sẻ.
Nhớ lại ngày còn học ở trường, Giang kể có hành quân cường độ cao, đường đi vừa dốc vừa dài, lại phải mang theo súng, balô, đồ đạc, khi ấy, mọi người tự bảo nhau đi bằng ý chí chứ đôi chân không còn cảm giác nữa.
“Tôi chân ngắn, các bạn thì chân dài. Các bạn đi 100 bước, mình phải đi 110 - 120 bước. Có lần tôi mệt lả người, những anh em khỏe đi trước dùng dây tăng cột vào người lôi đi, người đi sau thì dùng cây gậy hành quân, cây gậy Trường Sơn, đẩy vào balo. Lúc ấy, tôi mới thấy kỷ niệm tuổi trẻ đáng giá", Giang nói.
Sắp kết thúc nhiệm vụ, nghỉ phép thăm nhà, anh thiếu tá hải quân hi vọng sẽ kể chuyện được tín nhiệm giao làm MC dẫn chương trình dù hay nói ấp úng trước tập thể.
Từ lúc chỉ huy tin tưởng, mỗi ngày, anh lại cố gắng tập luyện, tự ngồi một mình đọc tới đọc lui kịch bản, điều chỉnh ngữ âm, ngữ độ, luyến láy, tập cười để tạo thiện cảm…
Vừa rồi, Giang may mắn lên chức cha khi vợ sinh em bé. Do chồng xa nhà, hai mẹ con về với ông bà nội ngoại.
“Khi vợ mang thai, tôi thường xuyên gọi về gia đình động viên, nói với vợ những câu chuyện vui, hỏi thêm tình hình mưa nắng, sức khỏe ông bà, “hôm nay anh em làm được điều này điều kia”, anh chia sẻ niềm vui.
Giang cho hay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đảo Song Tử Tây, anh sẽ tiếp tục đăng ký công tác trên quần đảo Trường Sa, từ đó tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, vận dụng vào quá trình công tác. Gắn bó một năm trên đảo, Giang đã dành nhiều tình cảm ở nơi đây, với anh, câu nói “khi ta ở cũng là nơi đất ở, khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn” vẫn còn vang mãi trong tim…
So với một năm trước, Cao Văn Giang tự thấy mình trưởng thành, dày dặn, cứng cỏi, giỏi chuyên môn, công tác và thích nghi tốt với điều kiện sóng gió ngoài khơi xa hơn.
Đời lính chia ngọt sẻ bùi
Đời lính của tôi và các đồng đội là cùng chia sẻ khó khăn. Anh em ai cũng mang vác nặng, cũng hành quân nhưng thấy mình yếu hơn, sẵn sàng gánh vác, động viên hoàn thành nhiệm vụ, quyết không bỏ lại ai phía sau…”, thiếu tá Cao Văn Giang.
Để hưởng chế độ thai sản từ năm 2025, người lao động cần đảm bảo thời gian đóng BHXH tối thiểu theo quy định mới.
Điện Biên - Tại vòng chung kết Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2025, thí sinh Phan Trần Linh Đan đã đăng quang với 3 giải thưởng lớn.
Ngày 16/3, hành trình 24 năm đi tìm đứa con bị bắt cóc của doanh nhân Tạ Nhạc ở Thâm Quyến đã kết thúc.
Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi từ Hệ thống tiêm chủng VNVC nhằm hỗ trợ phòng chống dịch trên toàn quốc.
Người anh hùng ấy xuất thân trong một gia đình giàu có nhưng đã lựa chọn một cuộc đời hiến dâng cho lý tưởng, hy sinh cho đất nước.
Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4 -1/5 có ngày lễ rơi vào ngày làm việc bình thường nên công chức, người lao động được nghỉ liền kề, hoán đổi để có kỳ nghỉ dài 3-5 ngày.
Ông tận dụng thủy triều và chiến thuật thông minh để đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc Bắc thuộc.
Bên cạnh sushi, các món từ cá ngừ được chế biến áp chảo, lẩu, nướng cũng là món truyền thống của Nhật Bản, mang hương vị địa phương và chinh phục thực khách.
'Hoạt động thiện nguyện không chỉ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà còn làm phong phú thêm nền tảng đạo đức và tinh thần của chính chúng ta', tiến sĩ Larson cho hay.