Để xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên, thầy cô cần được sống đúng với đam mê, nhiệt huyết, được giảng dạy trong một ngôi trường có văn hóa làm việc thân thiện, hòa đồng và đoàn kết.
Thầy cô hạnh phúc, trò mới hạnh phúc
Gần đây, một vài hiệu trưởng vi phạm đạo đức, pháp luật đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về dân chủ trong trường học. Đã đến lúc cần phải xem lại vai trò của hiệu trưởng - người cầm lái và được xem là "linh hồn" của trường học.
Hiệu trưởng phải là người thực sự có tâm, có tài, có tầm nhìn chiến lược, có những quyết sách nhanh và đúng, phải là người lãnh đạo tốt, người quản lí giỏi, người quản trị tài,… thì giáo viên học sinh mới được hạnh phúc. Còn ngược lại nếu hiệu trưởng vô tâm, bất tài là “bất hạnh” cho giáo viên, cho học sinh.
Có nhiều lý do dân chủ không được thực thi trong nhà trường một cách thực chất hiệu quả. Đó là vì cơ chế thủ trưởng - người đứng đầu nhà trường có quá nhiều quyền hạn trong tay. Có trường, hiệu trưởng còn kiêm luôn chức bí thư chi bộ nắm mọi quyền hành nên không ai dám lên tiếng, góp ý. Nếu có đóng góp ý kiến tranh luận, dù đúng hay sai, hiệu trưởng vẫn là người quyết định cuối cùng.
Điển hình có thể nhắc đến vụ việc tại Trường tiểu học Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy, (Quảng Bình), Hiệu trưởng đánh Hiệu phó phải nhập viện. Hay nguyên Hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ phải bị tù... Mà gốc của những vụ việc nêu trên đều bắt nguồn từ việc thiếu dân chủ.
Vẫn có những hiệu trưởng luôn thật sự biết “lắng nghe và thấu hiểu”
Thực tế, không phải hiệu trưởng nào cũng “yếu”. Mỗi hiệu trưởng có thế mạnh riêng, có rất nhiều hiệu trưởng làm việc tất cả vì giáo viên vì học sinh không nghĩ đến chức quyền, xem thành công của nhà trường là hạnh phúc của mình, luôn chia sẻ khó khăn, luôn thật sự biết “lắng nghe và thấu hiểu” với giáo viên để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được phân công.
Với 37 năm đứng trên bục giảng, tôi đã trải qua bảy đời hiệu trưởng. Mỗi hiệu trưởng có cách làm việc, giải quyết công việc, “tính khí” khác nhau. Thầy Hiệu trưởng mẫu mực, giàu lòng vị tha, đầy sự bao dung, tâm huyết, để lại nhiều ấn tượng nhất cho tôi là thầy Trần Châu Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải, Diên Khánh, Khánh Hòa.
Mọi hoạt động, phong trào của trường dù lớn hay nhỏ đều được thầy quan tâm chỉ đạo sát sao. Thầy luôn chủ động trong công việc, mọi hoạt động chuyên môn, đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ cán bộ nhân viên.
Thầy luôn thể hiện sự đồng cảm, luôn đặt mình vào vị trí của giáo viên để lắng nghe tâm tư nguyện vọng chính đáng của thầy cô mà kịp thời giải quyết. Vì vậy trường luôn đạt kết quả cao, thuộc top những trường mạnh về chuyên môn, phong trào của huyện Diên Khánh. Đặc biệt, tinh thần giáo viên rất vui vẻ, thầy cô đều an tâm công tác ra sức cống hiến, dân chủ được phát huy tích cực.
Để phát huy tốt dân chủ hạnh phúc trong trường học, hạn chế sự lạm dụng chức vụ quyền hạn của hiệu trưởng, theo ý cá nhân tôi cần có sự thay đổi về việc tuyển chọn hiệu trưởng. Hiện nay, nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, nếu hiệu trưởng không bị kỷ luật đến mức cách chức thì rất khó để cho thôi nhiệm vụ hiệu trưởng “suốt đời”.
Vậy cần phải thay đổi như thế nào? Thứ nhất, lấy phiếu tín nhiệm hàng năm mỗi năm một lần đối với hiệu trưởng. Nếu hai năm liên tiếp mà hiệu trưởng chỉ có tín nhiệm dưới 50% thì nên cho hiệu trưởng từ chức hoặc bãi nhiệm để tìm người xứng đáng hơn.
Thứ hai, nên xem xét lại chế độ bổ nhiệm hiệu trưởng, đó là tổ chức thi tuyển hiệu trưởng để chọn được người xứng đáng. Có như vậy mới phát huy được tài năng của người lãnh đạo và dân chủ trong trường học ngày càng được thực thi thực chất. Có như vậy, giáo viên mới hạnh phúc, yên tâm cống hiến cho nghề. Và thầy cô có hạnh phúc, học trò mới thực sự hạnh phúc.
Năm 2023, Trường Đại học Điện lực lần đầu tiên sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm học bạ hoặc điểm...
Hà Nội - Chỉ riêng tại quận Đống Đa đang thiếu tới 4 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở.
Do tốc độ đô thị hóa nhanh, thành phố Hà Nội xảy ra hiện tượng quá tải trường, lớp. Để giải quyết vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào...
Do va chạm, hai nhóm thanh thiếu niên khoảng 20 người có hành vi chửi, đuổi đánh nhau qua nhiều tuyến phố ở Hà Nội.
Trong nhà xác bệnh viện Gaza, thi thể ba em bé nằm trên cáng thép, ống quần kéo lên, lộ ra dòng tên viết bằng mực đen trên da thịt.
Hàng trăm hiệu trưởng từ các tỉnh thành đang thảo luận biện pháp đưa trường học thành nơi 'hạnh phúc', một trong các đề xuất là bỏ xếp thứ tự học sinh theo điểm.
Một số giảng viên, giáo viên môn Hóa phản ánh một số câu trong đề thi hóa học kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 'có nhiều lỗi'.
Phạm nhân Vương Trọng Hưng đã bị bắt sau khi lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo trong lúc lao động bên ngoài, trốn khỏi trại giam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp ưu đãi bằng 25%. Nhiều nhân viên trường học bày tỏ sự đồng...