Trước thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng và nhiều trường mua bài báo quốc tế, bạn đọc hỏi trường có nhiều công bố quốc tế thì sinh viên được lợi gì không?
Đông đảo bạn đọc bày tỏ sự quan tâm tới loạt bài về liêm chính khoa học và câu chuyện Trường đại học Tôn Đức Thắng và một số trường đại học ở Việt Nam vung tiền mua bài báo khoa học để lọt vào các bảng xếp hạng. Bạn đọc cũng đặt câu hỏi liệu trường có nhiều bài báo quốc tế thì sinh viên được lợi gì không.
Tuổi Trẻ trích đăng một số ý kiến, phản hồi của bạn đọc:
* Cái chính là có nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên cơ hữu của trường không? Người học có được hưởng lợi từ các nhà khoa học không hay là chỉ có danh tiếng từ những người khác?
dvhungdt@...
* Vấn đề đặt ra là trường "tài trợ" để có nhiều bài báo, có nhiều bài báo thì được thăng hạng, rồi dùng cái uy tín đó để tuyển sinh. Học sinh đăng ký vào trường vì trường có nhiều nhà khoa học, vì trường có thứ hạng cao. Và sinh viên vào học thì học với những giảng viên... không nghiên cứu, có nghĩa là sinh viên không được thụ hưởng gì từ những "nhà khoa học" đó cả. Vậy tóm lại là có dùng cái "tài trợ" này để lừa gạt học sinh, lừa gạt xã hội không?
vu.ngon@...
* Trường đại học non trẻ lọt vào bảng xếp hạng bằng cách lấy học phí để mua công bố quốc tế thì có gì mà tự hào, nếu không muốn nói là có lỗi với sinh viên của mình? Cách làm như vậy đã truyền cảm hứng tiêu cực cho một số trường cũng ham muốn tăng nhanh thứ hạng bằng cách vung tiền mua công bố quốc tế.
locnhv@...
* Muốn đánh giá chất lượng một trường không chỉ nhìn vào số bài báo công bố. Việc công bố nhiều bài với hướng liên kết với các nhà khoa học công tác tại đơn vị khác hoặc quốc tế cũng không phải là tiêu chí để khẳng định trường làm giảm giá trị thụ hưởng của người học vì bỏ tiền cho nghiên cứu dạng này.
Muốn đánh giá một cách công bằng hãy thử xem với mức học phí mà sinh viên bỏ ra, sinh viên được nhận lại những gì từ quá trình học tập, sinh viên ra trường được nhà tuyển dụng đánh giá ra sao? So sánh với những đơn vị tương đương xem mức thụ hưởng của sinh viên với mức học phí đó có xứng đáng không? Đó là những điều cần thiết để đánh giá chứ không chỉ căn cứ vào số công trình công bố của trường.
Xét ở một khía cạnh khác, nếu có điều kiện kinh phí đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, nâng tầm thương hiệu nhà trường thì đó cũng là việc làm có lợi cho sinh viên khi theo học và ra trường.
khiemhaan@...
* Theo tôi, Trường đại học Tôn Đức Thắng đã điều chỉnh lại hoạt động nghiên cứu là hoàn toàn đúng đắn. Trường xoay dần sang tận dụng nghiên cứu từ giảng viên cơ hữu và nâng cao chất lượng bài báo nghiên cứu. Rất nhiều giảng viên cũng đang rất nỗ lực để nghiên cứu ngoài giờ giảng trên lớp nên giai đoạn này trường có giảm số lượng bài báo cũng là bình thường. Xin mọi người hãy có cái nhìn khách quan hơn.
duon****@...
GS.TS Lương Văn Hy (Đại học Toronto, Canada):
Nếu một đại học ở Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới dựa vào thực lực của mình, tôi mừng cho Việt Nam và cho trường này. Thực lực ở đây là khả năng của đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên cơ hữu, có thể có thêm một ít cộng tác viên thực sự làm việc bán thời gian và tương đối ổn định ở trường.
Nhưng nếu thứ hạng này dựa vào việc mua bài học thuật tràn lan từ những người không có tương tác gì với cộng đồng giảng viên và sinh viên của đại học thì đấy là mua hư danh ảo, vi phạm liêm chính học thuật, không giúp cho đại học phát triển bền vững.
Thay vì dùng tiền để mua bài tràn lan thì nên dùng vào việc phát triển thực lực một cách bền vững.
Các tiểu thương tại chợ Nhà Xanh (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) hiện lấn chiếm lòng đường phố Phan Văn Trường để kinh doanh, buôn bán. Điều này...
Ngày 9/8, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka Sajeewa Umanga Mendis đến chào xã giao nhân dịp nhận công tác nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Thị xã Sơn Tây được thành lập ngày 30/12/1924, đến nay tròn 100 năm. Trải qua nhiều lần thay đổi, mở rộng, chia tách địa giới hành chính, Sơn Tây luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, xã hội, chính trị và quân sự của đất nước và Thủ đô.
Thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16/8 theo lời mời của Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Tan Sri Datuk Seri Mohammad bin Ab Rahman - Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Malaysia, đã có các hoạt động quan trọng tại Hà Nội.
TS Lê Văn Lâm, trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, được bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Giáo hoàng Francis đánh giá việc thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường...
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa thông báo kết quả trúng tuyển diện tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và dự bị đại học vào đại học chính quy năm 2023.
Hà Nội - Bà Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã trực tiếp trao số tiền quyên góp, ủng hộ cho gia đình anh...
TIN NÓNG ngày 18/2: Bố chém chết con vì chuyện cho cháu uống thuốc; Tạm giữ nam thanh niên giao cấu với nữ sinh dưới 16 tuổi; Nghịch tử sát hại bố đẻ lĩnh án...