Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần sớm có các cơ chế chính sách để các trường đại học tự chủ có thêm nguồn thu khác, chứ không chỉ trông chờ vào tăng học phí.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 24.10, các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội bày tỏ quan tâm đến 2 nhóm vấn đề, đó là việc tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và phát huy nguồn lực đất đai hiện nay.
Đại biểu Đinh Tiến Dũng cho biết, Trung ương đã ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, song đến nay việc triển khai trên thực tế vẫn còn lúng túng.
Đặc biệt là việc tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân như y tế, giáo dục.
Ông Dũng chia sẻ cách làm sáng tạo, hiệu quả của Hà Nội khi triển khai việc tự chủ trong các trường học. Cụ thể, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về việc giao chỉ tiêu lao động hợp đồng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Năm học 2023-2024 đã có 296 đơn vị đăng ký thí điểm, trong đó có 118 trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 178 trường thuộc quận, huyện, thị xã.
“Mục tiêu quan trọng của nghị quyết thí điểm này là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thông qua cơ chế đặt hàng cho các trường, từ đó các trường hướng đến việc tự chủ hoàn toàn” – đại biểu Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Đại biểu Quốc hội Lê Quân (Đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề tự chủ của các trường đại học hiện nay, trong đó có vấn đề tự chủ về tài chính.
Đại biểu nêu thực trạng thời gian qua, các trường đại học tự chủ gặp nhiều khó khăn khi nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí; một số quy định về pháp luật chưa đồng bộ, chưa thúc đẩy tự chủ đại học.
Tình trạng này sẽ còn khó khăn hơn khi chúng ta thực hiện cải cách tiền lương vào năm 2024, bởi nguồn thu của các trường không tăng nhưng chi cho lương và các chi phí khác sẽ tăng theo.
“Các trường đại học tự chủ hiện không chỉ gặp khó khăn về tài chính mà còn bị cạnh tranh nguồn nhân lực với khu vực tư nhân rất lớn.
"Bởi một tiến sĩ được đào tạo về công nghệ thông tin ở nước ngoài về Việt Nam làm việc phải trả mức lương 40 đến 50 triệu/tháng, như vậy các trường đại học rất khó để thu hút nhân tài với cơ chế trả lương hiện nay"- ông Lê Quân nói.
Vì thế, ông Quân kiến nghị Quốc hội cần sớm có các cơ chế chính sách để các trường đại học tự chủ có thêm nguồn thu khác, chứ không chỉ trông chờ vào tăng học phí. Khi giáo dục đại học gặp khó khăn thì không thể nâng cao chất lượng đào tạo, năng suất lao động được là thực tế hiện nay.
Mỹ - Anh chưa cho Ukraine đánh Nga, nói về bàn lại với Tổng thống Biden; Cựu nhân viên CIA đi tù 10 năm vì làm gián điệp cho Trung Quốc.
Trong tháng 8-2024, Trường Đại Học Hoa Sen ban hành nhiều chính sách cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều đặc quyền và học bổng dành cho tân sinh viên.
Vụ chiêm xuân năm 2024, gần 60 hộ dân tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái , tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục bỏ không gần 10h ruộng lúa bị...
Trung tâm Điều hành thông minh quận Hồng Bàng là hệ thống công nghệ thông tin có chức năng giám sát, điều hành tổng hợp nhiều hoạt động của quận; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Chiều 29-6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Ngày Quốc tế người cao tuổi là dịp để toàn xã hội bày tỏ tình cảm trân trọng, tấm lòng biết ơn đối với người cao tuổi; đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với những giá trị truyền thống và thời đại. Nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi và Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2023, sáng 29/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng cùng đoàn công tác gồm lãnh đạo Ban đại diện Hội...
Triển lãm trưng bày tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ, cung cấp thông tin, bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày 23-9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 15 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Siêu (24 tuổi, ngụ xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) về tội “giết người” và “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Bình Thuận – Ngoài Nguyễn Văn Thảo (tức Thảo lụi ) bị khởi tố, bắt tạm giam, còn có 4 đối tượng được xác định đồng phạm trong vụ án...