Năm 2025, Trường đại học Luật Hà Nội dự kiến tăng khoảng 150 chỉ tiêu, mở 2 chương trình mới là luật chất lượng cao và luật kinh tế chất lượng cao.
Trường đại học Luật Hà Nội (HLU) vừa công bố phương hướng tuyển sinh, mở ngành, chính sách học phí, hỗ trợ người học năm 2025.
Theo đó, năm 2025 Trường đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh đại học chính quy khoảng 2.650 chỉ tiêu (tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái). Trong đó, chỉ tiêu tại trụ sở chính dự kiến khoảng 2.350, chỉ tiêu ngành luật tại Phân hiệu Đắk Lắk dự kiến là 300 chỉ tiêu.
Về phương thức tuyển sinh, tại trụ sở chính, nhà trường dự kiến xét tuyển theo bố phương thức, giữ ổn định so với năm ngoái. Trong đó, phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức 2 - xét tuyển đối với các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.
Phương thức 3 - Xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập của bậc THPT năm 2025 (kết quả học tập cả năm lớp 10, lớp 11, lớp 12) theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành (xét học bạ), trong đó có xem xét quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành. Trong đó có xem xét quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Trường đại học Luật Hà Nội cho biết năm 2025 nhà trường xây dựng và ban hành chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật kinh tế cho năm học 2025 - 2026.
Nhà trường dự kiến tuyển từ 240 - 300 cho ngành luật chất lượng cao, khoảng 80 - 100 chỉ tiêu cho ngành luật kinh tế chất lượng cao.
Năm ngoái, nhà trường tuyển sinh cho 4 chuyên ngành đào tạo bao gồm: Luật, luật kinh tế, ngôn ngữ Anh, luật thương mại quốc tế.
Năm học 2025 - 2026, nhà trường dự kiến thu mức thu học phí với các khóa tuyển sinh từ năm học 2022 - 2023 trở đi là 2.925.600 đồng/sinh viên/tháng với chương trình đào tạo đại trà (tương đương khoảng hơn 29 triệu đồng/năm); học phí với hệ chất lượng cao dự kiến 5.851.200 đồng/sinh viên/tháng (tương đương khoảng hơn 58 triệu đồng/năm).
Năm ngoái, Trường đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, dao động 22,85 - 28,85, cao nhất là ngành luật khối C (văn, sử, địa), tương đương hơn 9,6 điểm/môn.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.