Theo Luật Giáo dục đại học (năm 2018) và Nghị định 99/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học, hội đồng trường bầu hiệu trưởng và sau đó đề nghị cơ quan chủ quản công nhận. Tuy nhiên, hiện nay quy trình bầu hiệu trưởng ở nhiều trường phát sinh vấn đề nên cơ quan chủ quản không công nhận. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo xoay quanh vấn đề này.
Nhiệm vụ của hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục đại học là gì, thưa ông?
- Tôi cho rằng, hiệu trưởng có vai trò lãnh đạo và điều hành tất cả các hoạt động của nhà trường và có 4 nhiệm vụ chính hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện:
Thứ nhất, về hoạt động học thuật như phát triển chương trình giáo dục, nghiên cứu khoa học: Hiệu trưởng sẽ có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, mở các ngành đào tạo mới mang tính chất quyết định đến tổ chức bộ máy, nguồn lực tài chính, mua sắm thiết bị, bố trí nhân sự, truyền thông...
Thứ hai, về hoạt động quản trị nhà trường, hiệu trưởng cần phải đủ năng lực chỉ đạo thiết kế tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, phân bổ nguồn lực, giám sát quản lý để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển của nhà trường và chịu trách nhiệm giải trình về những quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, về lãnh đạo và quản lý chất lượng giáo dục, hiệu trưởng chịu trách nhiệm lớn nhất về chất lượng và hiệu quả giáo dục do mình điều hành. Bên cạnh việc tạo đủ nguồn lực (con người, tài chính, thông tin) đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu trưởng còn phải có kỹ năng quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng chương trình cải thiện chất lượng tổng thể, hình thành văn hóa chất lượng trong toàn thể cán bộ giảng viên của nhà trường sao cho mỗi người ý thức được chất lượng là sự sống còn của nhà trường.
Thứ tư, về lãnh đạo huy động và quản lý nguồn lực cho sự phát triển, đây là công việc nặng nề nhất của một hiệu trưởng. Hiệu trưởng vừa phải huy động nội lực bên trong và mở mang các mối quan hệ bên ngoài để kéo các hợp đồng dịch vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo.
Nhiều cơ sở giáo dục hiện nay không có hiệu trưởng, chỉ có phó hiệu trưởng phụ trách hoặc quyền hiệu trưởng. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học cũng như quyền lợi của người học, thưa ông?
- Như đã phân tích ở trên, hiệu trưởng là người được bổ nhiệm để điều hành toàn bộ các hoạt động của một cơ sở giáo dục đại, bao gồm tất cả các công việc liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu của toàn trường và điều phối nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường, chỉ đạo xử lý rất nhiều mối quan hệ bên trong, bên ngoài trường,…
Do đó, việc thiếu vắng một người hiệu trưởng tất gây ra những ách tắc nhất định trong tổ chức, không ai dám quyết vì họ không có vai trò của hiệu trưởng. Những người được uỷ quyền hiệu trưởng không tự tin để điều hành và đổi mới do ngại va chạm và sau này nếu có bỏ phiếu tín nhiệm vào vị trí hiệu trưởng có thể khó khăn. Tính chính danh không có rất khó điều hành thực hiện các nhiệm vụ của một hiệu trưởng chính danh.
Chưa kể, công tác nhân sự không dứt khoát sẽ dễ gây ra sự mất đoàn kết nội bộ, kiện cáo lẫn nhau, tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm. Nhất là nhóm chống đối, cản trở sự phát triển của tổ chức sẽ “bới lông tìm vết”, kích động mâu thuẫn nội bộ… Tóm lại, nếu việc khuyết hiệu trưởng kéo dài, cơ sở giáo dục đại học sẽ không hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Sinh viên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu một trong các hoạt động nào thuộc trách nhiệm của hiệu trưởng không thực hiện hoặc thực hiện với chất lượng thấp. Ví dụ, cần phải đổi mới chương trình giáo dục hay phải mua sắm kịp thời trang thiết bị, vật tư, bố trí nhân sự cho nhu cầu đổi mới mà không có hiệu trưởng thì người được ủy quyền có thể chần chừ không dám quyết và ảnh hưởng ngay đến chất lượng giáo dục sinh viên.
Đâu là nguyên nhân của việc hàng loạt các trường đại học công lập lớn “khuyết” vị trí hiệu trưởng trong nhiều năm?
- Nguyên nhân chủ yếu do công tác nhân sự của ta quy trình rất phức tạp, thiếu công cụ đo lường năng lực cán bộ khách quan để làm công tác bổ nhiệm. Sự nghi kỵ, thiếu tin tưởng và quan liêu của cán bộ nhân sự của cơ quan chủ quản cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, ứng viên có thể bị đơn từ khiếu kiện từ những người khác nhóm, bới lông tìm vết... nên cơ quan chủ quản cũng ngần ngại không dám quyết sợ bị kiện ngược. Đó là chưa kể đến sự “vòi vĩnh” của cán bộ nào đó của cơ quan chủ quản do anh chưa có “lời” với tôi thì cứ ngâm để đấy.
Nói tóm lại nguyên nhân chủ yếu do lối làm ăn quan liêu, thiếu các tiêu chí khách quan có thể đánh giá ứng viên hiệu trưởng của bộ máy làm nhân sự của cả cơ sở đào tạo và của cơ quan chủ quản cũng như của các tổ chức chính trị liên quan.
Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này?
- Để xử lý việc này, cần xây dựng tiêu chuẩn năng lực hết sức minh bạch, công khai, khoa học và phải dân chủ thực sự trong công tác cán bộ. Cơ quan chủ quản cần quan tâm và có cán bộ làm nhân sự tận tâm, hiểu biết về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức học thuật mà không phải là các cán bộ nghiệp dư được phiên ngang sang làm công tác nhân sự. Cán bộ làm nhân sự phải là người liêm chính tuyệt đối, có kỹ năng chuyên nghiệp trong nhận xét đánh giá cán bộ thì mới có thể tìm và chọn người đúng cho tổ chức, dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp chung của toàn trường.
Xin cảm ơn ông!
Các chuyên gia an ninh nói Israel sớm muộn sẽ tấn công trả đũa Iran. Một chuyên gia nói 'phản ứng của Israel rồi sẽ đến, ngay trên đất Iran'.
Năm 2024, trường Đại học Thủ Dầu Một giữ 4 phương án tuyển sinh như năm trước. Trường đã công bố điểm sàn xét tuyển sớm qua bài thi đánh...
Sau thời gian đàm phán căng thẳng ở Hội nghị Paris và trại Davis (Sài Gòn) về việc thực thi trao trả tù binh theo điều khoản hiệp định đã ký kết ngày 27-1-1973, đợt trao trả đầu tiên ở sân bay Lộc Ninh (Bình Phước) được thực hiện vào chiều 12-2-1973.
Phú Thọ - Sau khi tố nữ Hiệu trưởng Trường Mầm non Gia Cẩm (thành phố Việt Trì) đánh bài trong phòng làm việc, cô giáo Bùi Thị Mai đã...
Phiên tòa giành quyền nuôi mẹ chưa từng có tiền lệ. Không biết nguyên đơn và bị đơn có buồn không. Nhưng chắc chắn người buồn nhất và đau lòng nhất là mẹ.
Dương Quốc Cường, 32 tuổi, cùng 2 thanh niên bị điều tra vì đã chở nhau trên xe máy bốc đầu, thể hiện nhiều cảnh mạo hiểm khác để quay video đăng lên mạng câu view.
Ông Nguyễn Văn Tín, 40 tuổi, bị phạt 80 triệu đồng do vi phạm nồng độ cồn, dương tính ma túy, không chấp hành hiệu lệnh CSGT.
Nhiều phụ huynh có học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở Quảng Trị đau đầu trong việc tìm mua các bộ sách cho con.
Tòa án Tối cao El Salvador cáo buộc cựu Tổng thống Mauricio Funes che giấu khoản thu nhập 271.000 USD trong năm 2014 hòng trốn một khoản thuế thu nhập cá nhân mà lẽ ra ông phải nộp là 85.000 USD.