Thời gian qua, một số trường phổ thông ở TP.HCM đã áp đặt việc thi chứng chỉ tin học quốc tế và yêu cầu học sinh phải thi theo chuẩn đó.
Từ việc áp đặt học sinh phải thi lấy chứng chỉ tin học quốc tế trong nhà trường cùng một số vấn đề trong việc triển khai đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030", Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa ra văn bản đề nghị rà soát, chấn chỉnh việc này.
Theo đó, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các trường phải giới thiệu nhiều chuẩn tin học quốc tế (tức là có nhiều loại chứng chỉ tin học quốc tế) cho học sinh lựa chọn trên tinh thần tự nguyện; Không áp đặt chuẩn tin học quốc tế duy nhất trong trường.
Ngoài ra, các phòng giáo dục và đào tạo cùng hiệu trưởng nhà trường cần rà soát nội dung mục tiêu của đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030".
Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ có lộ trình hoàn thành các chỉ tiêu, báo cáo kết quả và các khó khăn cần tháo gỡ… Việc báo cáo sẽ được thực hiện trước ngày 5-1 và ngày 10-7 hằng năm.
Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng nhấn mạnh kế hoạch thực hiện của đơn vị phải đảm bảo trên tinh thần xây dựng tích hợp môn tin học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và chương trình thực hiện theo chuẩn quốc tế của đề án.
Mục tiêu là đáp ứng khung năng lực số cho học sinh để đảm bảo việc thực hiện đề án gọn nhẹ, tránh nặng nề cho giáo viên và học sinh.
Bên cạnh đó, sở còn yêu cầu các địa phương, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên tin học; Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đề án về số lượng phòng máy, máy tính/trường...
"Giáo viên tham gia giảng dạy chương trình phải đảm bảo tiêu chuẩn đứng lớp môn tin học và có chứng nhận giảng dạy các chuẩn tin học quốc tế do Certiport và ICDL cấp theo quy định và được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm" - văn bản nêu rõ.
Những năm gần đây, TP.HCM đã triển khai đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030".
Do đó, nhiều trường từ tiểu học đến THPT đã thực hiện giảng dạy tin học theo định hướng chuẩn quốc tế. Việc giảng dạy này thuộc chương trình nhà trường, tức là học sinh phải đóng học phí cho khoản này để theo học.
Theo đề án trên, "đầu ra" của mỗi cấp học đều được xác định theo chuẩn, tương đương với các chứng chỉ tin học quốc tế phù hợp với độ tuổi của học sinh. Hiện nay, TP.HCM có 3 chuẩn tin học quốc tế là: ICDL, IC3 và MOST. Tuy nhiên, việc có đồng ý đóng tiền cho con em thi chứng chỉ tin học quốc tế hay không là do sự tự nguyện của phụ huynh, chứ nhà trường không được ép buộc.
Vụ hỏa hoạn tại tòa nhà Viện Di cư quốc gia ở thành phố Ciudad Juarez thuộc bang Chihuahua tối 27/3 bắt nguồn từ hành động phản đối của những người di cư khi nghe tin họ có thể bị trục xuất về nước.
Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH) tuyển sinh 7 ngành mới ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, máy tính, kinh tế số, từ năm tới.
Đã có 9 trường đại học, học viện công bố điểm chuẩn học bạ THPT năm 2024.
Ngày 18.11, Thanh tra huyện Đắk Tô cho biết, Trường tiểu học Lê Hồng Phong đã khắc phục xong những sai phạm mà kết luận của thanh tra chỉ ra.
Học sinh không cần có hộ khẩu vẫn được dự thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM. Tuy nhiên, vẫn có 3 đối tượng không được dự thi.
2 thí sinh Hà Nội bị đình chỉ thi lớp 10 do mang theo điện thoại và tài liệu vào phòng thi.
TP HCM- 263 thí sinh vắng mặt trong buổi thi môn Ngữ văn, mất cơ hội vào lớp 10 trường công năm nay.
Trong khi Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết định không tổ chức thi vào lớp 10 mà xét học bạ THCS của học sinh, thì tại Vĩnh Phúc, Ninh Bình, UBND...
Một vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Beheira của Ấn Độ khiến 28 người thiệt mạng và 60 người bị thương, đồng thời nhiều phương tiện bị bốc cháy.