Nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương làm việc. Phía Trung Quốc sau đó cho biết vẫn xả lũ ở thượng nguồn sông Lô để không vỡ đập, song sẽ lùi thời gian và giảm khối lượng xả.
Ngày 11-9, Bộ Ngoại giao cho biết trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng (thuộc Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, thượng nguồn sông Lô của Việt Nam), Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và tỉnh Vân Nam.
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc, để hỗ trợ công tác phòng chống lũ lụt, cứu hộ cứu nạn ở hạ nguồn của Trung Quốc và Việt Nam, đập thủy điện Ma Lù Thàng đã không tiến hành xả đập.
Tuy nhiên, vừa qua do mưa lớn liên tục nhiều ngày, mực nước tại đập thủy điện Ma Lù Thàng dâng rất cao, gây nguy cơ vỡ đập. Trong trường hợp vỡ đập sẽ gây tổn thất rất lớn cho các địa phương hai nước.
Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Trung Quốc đã thông báo cho tỉnh Hà Giang về việc dự kiến xả đập Ma Lu Thàng vào lúc 15h ngày 11-9 đến 14h ngày 12-9 với khối lượng xả tối đa là 250m3/giây.
Tuy nhiên, sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả tối đa từ 250m3/giây thành 200m3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16h30 ngày 11-9.
Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của Trung Quốc bảo đảm chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất với mục đích giữ an toàn cho đập nước.
Đối với thượng nguồn sông Nguyên/sông Hồng, phía Trung Quốc khẳng định tất cả các nhà máy thủy điện và đập nước của Trung Quốc không xả lũ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao, trong thời gian tới, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại cập nhật kịp thời, thường xuyên thông tin về tình hình lũ lụt tai các địa phương ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến các địa phương của Việt Nam.
Đồng thời, các cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp trao đổi thường xuyên với sở tại nhằm thúc đẩy các biện pháp, giảm thiểu tối đa lượng nước thượng nguồn của Trung Quốc đổ xuống hạ nguồn các địa phương của Việt Nam, qua đó giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra tại lưu vực các con sông khu vực miền Bắc.
Sông Lô là phụ lưu cấp 1 ở tả ngạn sông Hồng, chảy từ Trung Quốc vào các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Việt Nam.
Theo báo Tuyên Quang Online, mực nước sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang đã lên trên mức báo động 3, ở mức 27,39m tính đến đầu giờ chiều 11-9.
Ngày 29/8, cả Nga, Trung Quốc và Mỹ đều đưa ra các bình luận mới nhất về vấn đề hạt nhân.
Lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Kartopolov cảnh báo Moskva có thể thay đổi quy định về thời điểm sử dụng vũ khí hạt nhân nếu mối đe dọa gia tăng.
Cận cảnh UAV kamikaze của Nga phá nát xe bọc thép Ukraine ở vùng Zaporizhzhia. Bộ Quốc phòng Nga công bố video ghi lại cảnh đơn vị lực lượng đặc biệt của Nga phá nát một chiếc xe bọc thép Kazak của Ukraine bằng máy bay không người lái kamikaze FPV ở vùng Zaporizhzhia. Video cho thấy xe bọc thép 'Kazak' của Ukraine di chuyển dọc theo đường ruộng. Sau đó, máy bay không người lái của đơn vị lực lượng đặc biệt Nga tấn công vào bên phải xe bọc thép...
Ngày 23/11, người phát ngôn Điện Kremlin của Nga, ông Dmitry Peskov bày tỏ tiếc nuối về việc Armenia bỏ qua Hội nghị Thượng đỉnh của Liên minh an ninh do Moscow dẫn đầu.
Ít nhất 11 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương sau khi xe buýt chở học sinh trung học vừa tốt nghiệp gặp nạn tại đảo Java.
Nhiều thế kỷ trước, câu chuyện về một nhân vật huyền thoại có tên Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng bay vào không gian đã có từ rất lâu đời ở Trung Quốc.
Khi Nga ngày càng đẩy lùi phòng tuyến của Ukraine ở miền đông, nhiều binh sĩ và cư dân sống gần vùng giao tranh lo lắng về những gì sắp tới.
Khoảng 20 người Myanmar mất tích sau khi chiếc thuyền chở 40 hành khách bị lật trên sông Mekong vào tối 2-9.
Ngày 23/8, phía Ukraine khẳng định, các máy bay không người lái (UAV) của Nga đã tấn công và gây ra hoả hoạn tại các cơ sở nằm ở phía Nam khu vực Odessa và sông Danube thuộc miền Nam Ukraine - các khu vực trọng điểm để xuất khẩu ngũ cốc.