Ngoại trưởng Trung Quốc nói nước này hoan nghênh đồng thuận mới giữa Nga và Mỹ trong vấn đề Ukraine, cam kết đóng góp xây dựng cho hòa đàm.
"Trung Quốc ủng hộ mọi nỗ lực hướng đến hòa bình ở Ukraine, trong đó có vấn đề đồng thuận mà Mỹ và Nga đã đạt được gần đây", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu ngày 20/1, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bên lề hội nghị ngoại trưởng các nước G20 tại Johannesburg, Nam Phi.
Ông chia sẻ kỳ vọng của Bắc Kinh là "mọi bên liên quan có thể tìm ra giải pháp bền vững và lâu dài, tính đến quan ngại của các bên" liên quan đến xung đột Ukraine. Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ "giữ vai trò mang tính xây dựng" đối với quá trình hòa đàm.
Hai ngày trước, phái đoàn Mỹ và Nga đã gặp nhau tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi để khởi động đối thoại cải thiện quan hệ song phương và các bước chuẩn bị cho đàm phán chấm dứt chiến sự tại Ukraine.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức tuần trước, khi có thông tin Mỹ và Nga bắt đầu đàm phán về vấn đề Ukraine, ông Vương kêu gọi mọi nỗ lực hòa đàm cần có sự tham gia của các bên liên quan. Tuy nhiên, ông không lặp lại quan điểm này trong phát biểu tại G20.
Sau cuộc họp giữa ông Vương và ông Lavrov, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác Moskva - Bắc Kinh là "yếu tố ổn định trong bối cảnh hệ thống toàn cầu biến động không ngừng". Thông cáo cũng bổ sung rằng ngoại trưởng hai nước dự kiến gặp tại Moskva thời gian tới, hướng đến "nâng cao và mở rộng" quan hệ.
Cui Hongjian, chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Quốc tế học Bắc Kinh, nhận định nước này hoan nghênh xu hướng cải thiện quan hệ Nga - Mỹ và giải pháp chính trị cho khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng mong muốn đảm nhận vai trò trung gian đối thoại, qua đó tránh các kịch bản bất lợi khi Washington cải thiện quan hệ cùng Moskva.
Trong khi đó, Ruby Osman, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Thay đổi Toàn cầu Tony Blair tại Anh, cho rằng Bắc Kinh có thể chuyển hướng đối thoại, tập trung vào vai trò của Trung Quốc trong giai đoạn tái thiết ở Ukraine và kiến trúc an ninh châu Âu sau khi chiến sự chấm dứt.
Thanh Danh (Theo Reuters, Politico)
Một cuộc không kích của Israel đã đánh trúng trực tiếp vào nhà máy làm giàu uranium ngầm của Iran ở Natanz, theo cơ quan giám sát hạt nhân LHQ.
Ngày 14/7, Tòa án Tối cao Mỹ cho phép chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục mà trước đó đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
16 công dân tại Iran đã về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mở đăng ký nguyện vọng về nước đối với cộng đồng người Việt ở sở tại.
Tổng thống Trump chỉ những người ủng hộ và thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi công bố 'hồ sơ Epstein', cho rằng họ 'yếu ớt' và 'ngu ngốc'.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa, tìm cách bảo vệ bản thân trước cáo buộc phỉ báng hoàng gia.
Ngày 11/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Bulgaria, Đại sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Atanas Zapryanov.
Ông Thái, 93 tuổi, đệ đơn ly hôn bà Diêu, 85 tuổi, vì lý do thiếu chí tiến thủ sau nhiều năm chung sống.
Dù đã biết chị chiến đấu với bệnh hiểm nghèo trong một thời gian, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc cáo phó. Thật khó để tin rằng chị đã ra đi...
Ít nhất 8 người Palestine, trong đó có nhiều trẻ em, và 17 người bị thương khi tên lửa Israel bắn trượt mục tiêu ở miền trung Dải Gaza.