Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila ngày 4-5 bất ngờ cung cấp một số chi tiết về cái họ cho là 'một mô hình quản lý mới' đối với bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc lần đầu tiên tiết lộ chi tiết về một thỏa thuận trong việc giải quyết mâu thuẫn chủ quyền liên quan đến bãi Cỏ Mây trên Biển Đông, mà Bắc Kinh cho rằng đã đạt được thỏa thuận này với Philippines.
Theo đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 4-5 ra thông cáo, cung cấp một số chi tiết về cái họ cho là "một mô hình quản lý mới" đối với bãi Cỏ Mây.
"Nhờ có 'mô hình mới', lực lượng ở tuyến đầu của cả hai bên đã được hướng dẫn cách tương tác với nhau, điều này khiến cho nhiệm vụ tiếp tế vào ngày 2-2 vừa qua trở nên suôn sẻ", Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết hôm 4-5, đồng thời trích dẫn một bài đăng trên X của Lực lượng vũ trang Philippines ca ngợi nhiệm vụ này là "hoàn hảo".
"Những nỗ lực tích cực của những người đi đầu trong vấn đề này là đáng khen ngợi", Đại sứ quán Trung Quốc nói thêm.
Trước đó, hôm 18-4, Đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines tuyên bố hai nước đã đạt được thống nhất về một "mô hình mới", trong việc quản trị xung đột liên quan đến bãi Cỏ Mây hồi đầu năm 2024. Tuy nhiên, cơ quan ngoại giao này đã không nêu rõ chi tiết thỏa thuận.
"Để giảm căng thẳng ở Biển Đông, phía Trung Quốc và phía Philippines... đã nhất trí về một "mô hình mới" để quản lý tình hình tại bãi Ren'ai (tên Trung Quốc gọi bãi Cỏ Mây) vào đầu năm nay sau nhiều vòng thảo luận", Đại sứ quán Trung Quốc thông tin hôm 4-5.
Cũng theo Đại sứ quán Trung Quốc, mô hình mới này đã được "tất cả các quan chức chủ chốt trong hệ thống chỉ huy của Philippines chấp thuận", bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro và Cố vấn an ninh quốc gia Eduardo Ano. Ghi nhận từ các cuộc đàm phán cũng được Trung Quốc lưu giữ "đến từng chi tiết".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Teodoro ngày 27-4 bác bỏ tuyên bố trước đó của Đại sứ quán Trung Quốc, khẳng định Bộ Quốc phòng Philippines "không biết, cũng không tham gia bất cứ thỏa thuận nội bộ nào với Trung Quốc" từ khi tổng thống nước này, ông Ferdinand Marcos Jr,. nhậm chức hồi năm 2022.
Nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bãi Cỏ Mây nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1.000km.
Cả Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với bãi Cỏ Mây. Theo phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016, bãi Cỏ Mây nằm trên thềm lục địa Philippines.
Theo SCMP, bãi Cỏ Mây là tâm điểm trong một loạt vụ đụng độ gần đây giữa Manila và Bắc Kinh, trong đó hải cảnh Trung Quốc bị cáo buộc đã đâm và phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế của Philippines.
Trung Quốc thường nói rằng họ sẽ cho phép Philippines gửi hàng tiếp tế tới bãi Cỏ Mây "vì lý do nhân đạo", nhưng phải thông báo trước và chấp nhận sự giám sát tại chỗ của phía Trung Quốc.
Thế nhưng, Trung Quốc sẽ không cho phép Manila vận chuyển vật liệu xây dựng nhằm củng cố khu vực tàu chiến BRP Sierra Madre bị mắc cạn.
Theo Hãng tin Reuters, vào năm 1999, Manila đã cố tình cho tàu Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và cho binh lính đồn trú trên xác tàu để củng cố tuyên bố chủ quyền.
Cuối năm 2023, Trung Quốc đã cáo buộc Philippines tìm cách chuyển vật liệu xây dựng đến khu vực tàu mắc cạn này. Trong khi đó, Manila khẳng định sẽ không từ bỏ bãi Cỏ Mây và tiếp tục tiếp tế cho con tàu bất chấp sự cản trở của Bắc Kinh.
Hôm 30-4, giới chức Philippines cho biết một tàu tuần duyên và một tàu khác của nước này đã bị hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và bị hư hại, trong khi các tàu này đang trên đường đến bãi cạn Scarborough để hỗ trợ ngư dân Philippines trong khu vực.
Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km.
Đà Nẵng - Giữ xe nhưng không cần vé, người dân vô tình dựng xe đi ra cũng bị hỏi thu tiền, đến chỗ được phép đậu xe của ôtô...
Quân đội Israel thông báo đã rút thêm lực lượng khỏi miền nam Gaza vì lý 'do chiến thuật', song Mỹ cho rằng Israel có thể đang cần nghỉ ngơi sau nhiều tháng giao tranh với phong trào Hồi giáo Hamas.
Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 8.7: Phòng khám lưu giữ bệnh nhân để 'vẽ bệnh, moi tiền'; TPHCM trước thách thức làm 200km Metro trong 12 năm; Sa niêm...
Ngày 20-3, Nga nói máy bay chiến đấu Su-35 của nước này đã chặn hai máy bay B-52 của Mỹ đang bay trên biển Baltic, hướng về biên giới Nga. Mỹ chưa lên tiếng.
Từ 22h đêm nay (23-7), hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 3 (hay còn gọi xả lũ) để đưa về mực nước cao nhất trước lũ trong thời kỳ lũ chính vụ.
Theo lời Tổng thư ký của Interpol, nạn buôn người ở Đông Nam Á đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, đạt quy mô không thể tưởng tượng.
Nga tuyên bố, yêu sách của Mỹ đòi chủ quyền 1 triệu km2 diện tích đáy biển sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.
Quyết định cách chức được đưa ra trong bối cảnh cuộc gặp giữa bà Mangoush và Ngoại trưởng Israel đã vấp phải sự phản đối trong nước, dẫn tới biểu tình tại một số thành phố của Libya.
Phát biểu họp báo ngày 14/8, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nêu rõ: “Chúng tôi luôn muốn tất cả các bên quay trở lại tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.”