Ngày 12/5, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh-4C, đưa thêm một vệ tinh vào vũ trụ.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã |
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2D mang theo vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 10/12/2023. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Tên lửa Trường Chinh-4C được phóng đi lúc 7h43 ngày 12/5 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc và đưa vệ tinh Shiyan-23 vào quỹ đạo định trước. Vệ tinh này chủ yếu dùng để giám sát môi trường không gian.
Đây là nhiệm vụ thứ 522 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.
Trước đó, vào ngày 10/12/2023, lúc 9 giờ 58 phút (giờ Bắc Kinh), Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh viễn thám Dao Cảm-39 (Yaogan-39) vào không gian.
Vệ tinh Dao Cảm-39 được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Sau khi phóng, vệ tinh đã đi vào quỹ đạo định sẵn.
Tên lửa Trường Chinh-2D do Viện Công nghệ hàng không vũ trụ Thượng Hải phát triển, có thể đáp ứng nhu cầu phóng 1 vệ tinh hoặc nhiều vệ tinh cùng lúc.
Hồi tháng 9/2023, Trung Quốc cũng đã đưa vệ tinh viễn thám Dao Cảm-33 04 vào không gian từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc nước này.
Mới đây, ngày 20/3/2024, Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết nước này đã phóng một vệ tinh chuyển tiếp mới để cung cấp dịch vụ liên lạc giữa Trái Đất-Mặt Trăng. Đây là một bước quan trọng nhằm phục vụ các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai của Bắc Kinh, như lấy các mẫu từ phía xa của Mặt Trăng.
Theo Tân Hoa xã, Tên lửa Trường Chinh-8, mang theo vệ tinh Queqiao-2, đã được phóng lên không gian lúc 8:31 (giờ địa phương) từ bãi phóng Văn Xương ở thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, phía Nam Trung Quốc. Hơn 20 phút sau khi được phóng lên không gian, vệ tinh Queqiao-2 đã tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo chuyển tiếp Trái Đất - Mặt Trăng theo kế hoạch.
Vệ tinh Queqiao-2 đóng vai trò là chuyển tiếp cho giai đoạn 4 trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc. Vệ tinh này sẽ cung cấp dịch vụ liên lạc cho các sứ mệnh Thường Nga (Chang'e) 4, 6, 7 và 8.
Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình thám hiểm Mặt Trăng và nước này dự kiến đưa người lên hành tinh này trước năm 2030.
Văn phòng tổng thanh tra Lầu Năm Góc mở cuộc điều tra về việc Bộ trưởng Austin nhập viện chữa bệnh và cách xử lý thông tin liên quan.
Trinh sát cơ SR-71 Mỹ gặp trục trặc trên vùng trời Baltic tháng 6/1987, được tiêm kích Thụy Điển hộ tống và ngăn chiến đấu cơ Liên Xô tiếp cận.
Các lực lượng quốc phòng Ukraine ngày 29/7 đã tiến hành tấn công vào cây cầu Chonhar, nối miền Nam Ukraine với bán đảo Crimea.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Armenia-Azerbaijan, vụ các nữ sinh bị ngộ độc ở Iran, bước tiến trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản, bầu cử Quốc hội Estonia... là một số sự kiện quốc nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo hãng thông tấn TASS, ngày 31/3, Ủy ban chống khủng bố quốc gia (NAC) của Nga thông báo lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 3 đối tượng trong một chiến dịch chống khủng bố tại CH Dagestan thuộc Nga.
Mỹ phản đối khả năng Israel đưa quân vào Lebanon và đang đề xuất những ý tưởng để xoa dịu khủng hoảng, theo quan chức giấu tên.
Nước lũ từ đập tràn bờ ở miền bắc Nigeria nhấn chìm sở thú, cuốn trôi động vật như cá sấu, rắn vào khu dân cư.
Lực lượng Houthi dọa nhắm mục tiêu tất cả tàu hướng tới Israel và yêu cầu các công ty vận tải quốc tế không giao dịch với nước này.
Tối 3-4 (giờ Mỹ), một thẩm phán New York tuyên bố không được mang thiết bị điện tử và hạn chế chụp ảnh trong phiên tòa xử cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.