Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khuyến khích giới trẻ cưới và sinh con, đồng thời làm cho việc ly hôn trở nên khó khăn hơn, trong bối cảnh dân số đang già hóa nhanh chóng và suy giảm.
Theo số liệu chính thức, chỉ khoảng 3,43 triệu người ở Trung Quốc đã đăng ký kết hôn trong sáu tháng đầu năm 2024, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước và là con số thấp nhất trong một thập kỷ qua.
Theo quy định mới từ Bắc Kinh, các cặp đôi có thể đăng ký kết hôn chỉ với thẻ căn cước ở bất cứ đâu trong cả nước. Trước đây, cặp đôi phải cung cấp sổ hộ khẩu và chỉ có thể đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu.
Quy định mới cũng bao gồm thời gian chờ 30 ngày đối với các đơn ly hôn, trong đó một trong hai bên có thể rút lại đơn. Quy định này chỉ áp dụng cho các trường hợp ly hôn tại văn phòng đăng ký kết hôn, không áp dụng cho ly hôn thông qua tòa án.
Bộ Dân chính cho biết thời gian chờ bắt buộc này nhằm "giảm thiểu các vụ ly hôn do bốc đồng". Tuy nhiên, quy định này đã gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc, với những người chỉ trích cho rằng nó sẽ kéo dài những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và hạn chế tự do cá nhân.
Tính đến 22-8, chủ đề về thời gian chờ khi ly hôn đã được đọc hơn 650 triệu lần trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
"Vậy sao không cấm ly hôn luôn đi?", một người dùng mỉa mai.
Một người dùng mạng khác viết: "Nếu muốn giảm thiểu bi kịch, cần áp dụng thời gian chờ trước khi kết hôn".
Người phát ngôn của Bộ Dân chính đã cố gắng trấn an dư luận bằng cách nói với Tân Hoa Xã rằng quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng ký kết hôn, vì nhiều người không còn sống ở nơi đăng ký hộ khẩu.
Người phát ngôn cũng khẳng định thời gian chờ sẽ không ảnh hưởng đến quyền ly hôn. "Họ vẫn có thể nộp đơn ly hôn hoặc khởi kiện. Nếu cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi đối phương, họ có thể tìm kiếm sự trợ giúp qua các kênh pháp lý".
He Yafu, một nhà nhân khẩu học độc lập, cho biết giới trẻ không bị thuyết phục rằng đây chỉ là một nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy hôn nhân.
"So với hầu hết các quốc gia châu Âu, thời gian chờ 30 ngày ở Trung Quốc là khá ngắn", ông He nói. "Nhưng vì có xu hướng không kết hôn hoặc sinh con, nhiều người muốn việc kết hôn trở nên khó khăn hơn và ly hôn dễ dàng hơn... vì vậy dự thảo mới này không thu hút được giới trẻ".
Đối mặt với chi phí sinh hoạt cao, thị trường việc làm khó khăn và áp lực công việc ngày càng tăng, nhiều người trẻ Trung Quốc đang chọn không kết hôn và lập gia đình.
Ngoài ra, ngày càng nhiều phụ nữ có trình độ học vấn cao và độc lập về tài chính, dẫn đến nhiều tự do và lựa chọn cá nhân hơn.
Chính phủ đã cố gắng thúc đẩy tỉ lệ sinh bằng các biện pháp khuyến khích như giảm giá nhà, cắt giảm thuế. Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi phụ nữ trở về với các vai trò truyền thống hơn, đồng thời thúc giục các quan chức "xây dựng một nền văn hóa hôn nhân và sinh con mới".
Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại bị thu hút bởi quan điểm cho rằng hôn nhân là một cái bẫy và không mang lại lợi ích.
Theo luật sư về ly hôn và gia đình Zhong Wen, điều này có một phần cơ sở thực tế. "Ở Trung Quốc, việc ly hôn rất khó khăn", ông Zhong Wen nói. "Ngay cả khi bạn nộp đơn kiện, thời gian chờ đợi cũng ngày càng kéo dài".
Ông Zhong cho biết tòa án thường xử lý các đơn ly hôn một cách chậm chạp, bắt đầu bằng hòa giải, và nếu một bên không đồng ý, tòa án có khả năng sẽ không ra phán quyết ly hôn và vụ việc sẽ kéo dài hơn nữa.
Đối với một số người trẻ, xu hướng không kết hôn là một sự giải phóng. Tiffany Chen, một nhà sản xuất phim chưa kết hôn tại Bắc Kinh, cho biết điều này cho thấy giới trẻ đang coi hôn nhân là một thể chế lỗi thời.
"Khi người trẻ không còn kết hôn, điều đó có nghĩa là họ tin rằng tình yêu, sự gần gũi, tình dục và sự đồng hành - những khái niệm quan trọng đối với con người - không còn gắn liền với hôn nhân nữa", Tiffany Chen nói.
Sáng 1/11, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên xét xử sơ thẩm với bị cáo Bùi Minh Thuận (SN 2000, trú buôn Thung, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) tội 'Giết người'. Nạn nhân trong vụ án là ông Bùi Văn Thắng- cha ruột bị cáo. Thuận là anh cả trong gia đình có 2 anh em, gia đình sống chủ yếu nhờ làm nương rẫy nên cuộc sống có phần khó khăn, thiếu thốn. Nhưng những nỗi khổ vật chất chưa là gì so với nỗi khổ tâm của bà Lê...
Đồng Nai - Ngày 21.11, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Cửu đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Hồ Minh Chí (38 tuổi, ngụ huyện Vĩnh...
Sau lễ truy điệu và dâng hương, 10 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Lào được an táng ở Nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Nầm, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Biden thừa nhận đã có màn tranh luận không tốt nhưng cam kết chiến thắng bầu cử; Ukraine tấn công qua biên giới, Nga đáp trả; Hamas không chịu đề xuất mới về ngừng bắn ở Gaza... là những tin tức đáng chú ý.
Trong bối cảnh chiến sự Ukraine đang đi vào giai đoạn 'kiệt sức', nhân tố Triều Tiên dường như đang kiến tạo hiệu quả một 'đòn bẩy'.
Trong cuộc họp khẩn ngày 18.8.2023, ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - khẳng định, nếu Chủ tịch UBND cấp huyện để xảy ra tình...
Nhà nghèo, mẹ bị dị tật phải đi xe lăn nhưng Nguyễn Thị Tình Thương khát khao theo đuổi giấc mơ trở thành tân sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) với hy vọng thay đổi cuộc đời của hai mẹ con.
Khi đất đá bắt đầu ập xuống quốc lộ 34 (Hà Giang), thấy bé gái chừng 7-8 tuổi đứng một mình kêu khóc, anh Nguyễn Đức Tài vội kéo cháu bé bỏ chạy.
Video: Hành trình đưa 'ngựa thồ' C-130 về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khởi công năm 2020 trên khu đất có diện tích 74,3 ha, trong đó diện tích sử dụng khoảng 38,66 ha. Công trình nằm trên Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với thiết kế hiện đại gồm 4 tầng nổi và tầng bán âm. Đây là dự án cấp đặc biệt, do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 2.500...