Trung Quốc đang tìm cách thu hút các nhà nghiên cứu tài năng và có khả năng nước này sẽ nổi lên với vị thế độc quyền trong 10 lĩnh vực, trong đó có sinh học tổng hợp.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 2/3, Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI) đã công bố nghiên cứu về lĩnh vực quốc phòng, không gian, năng lượng và công nghệ sinh học, trong đó cho thấy Trung Quốc đang dẫn đầu ở 37 trong số 44 lĩnh vực công nghệ quan trọng và mới nổi.
Trong nghiên cứu do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, ASPI cho biết trong một số lĩnh vực, tất cả 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới đều có trụ sở tại Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ xếp thứ hai mặc dù nước này dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu về điện toán hiệu năng cao, điện toán lượng tử, vệ tinh nhỏ và vaccine.
Cũng theo nghiên cứu, trong 5 năm qua, Trung Quốc đã có tới 48,49% tài liệu nghiên cứu có tác động lớn trên thế giới về động cơ máy bay tiên tiến, trong đó có cả động cơ siêu thanh, và nước này có 7 trong số 10 tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng đang tìm cách thu hút các nhà nghiên cứu tài năng và có khả năng nước này sẽ nổi lên với vị thế độc quyền trong 10 lĩnh vực, trong đó có sinh học tổng hợp - lĩnh vực nước này chiếm tới hơn 30% tổng số nghiên cứu, cũng như pin điện, mạng không dây 5G và sản xuất nano.
Viện Khoa học Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ, đứng thứ nhất hoặc thứ hai trong hầu hết 44 lĩnh vực công nghệ, trong đó có quốc phòng, không gian, người máy, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu tiên tiến và công nghệ lượng tử…Trung Quốc đang củng cố lĩnh vực nghiên cứu của nước này thông qua việc thu thập kiến thức từ nước ngoài.
Dữ liệu cho thấy 20% các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc được đào tạo tại một quốc gia trong nhóm 5 nước Anh, Mỹ, Australia, Canada và New Zealand.
Nghiên cứu của ASPI cho rằng các chính phủ cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn, đồng thời kêu gọi các quốc gia hợp tác thường xuyên hơn để tạo ra chuỗi cung ứng an toàn và nhanh chóng theo đuổi một bước phát triển công nghệ quan trọng chiến lược. ASPI cũng khuyến nghị thực hiện các chương trình sàng lọc thị thực để hạn chế chuyển giao công nghệ bất hợp pháp./.
Theo Yonhap, đã có sự cố kết nối với các tên miền của Triều Tiên kết thúc bằng '.kp,' chẳng hạn như Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) và tờ báo chính Rodong Sinmun.
Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt giới trí thức, đến năm 2013 Việt Nam đã chọn ngày này để kỷ niệm, tôn vinh những người làm khoa học.
Sáng sớm ngày 4/6 xảy ra cuộc tấn công mã độc vào hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) khiến hệ thống này bị gián đoạn hoạt động. Đơn vị chủ quản đang tiến hành khắc phục sự cố.
Nhà phát minh kiêm thương nhân người Thụy Điển Alfred Nobel không lấy vợ, từng nghiên cứu thuốc nổ khiến em trai mất mạng và dành hết tài sản cho giải Nobel.
Ngày 20/6, tại thành phố Sóc Trăng diễn ra “Hội nghị An toàn thông tin - Diễn tập phòng chống tấn công Ransomware” - Sóc Trăng Security Day 2024 do Sở TT&TT tỉnh Sóc Trăng và Nhà phân phối Netpoleon tổ chức. Hội thảo thu hút hơn 100 đại biểu tham dự. Tại Hội thảo, các chuyên gia đưa ra những nhận định về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam những tháng đầu năm 2024. Theo đó, nước ta ghi nhận sự gia tăng mạnh của làn sóng tấn công mã hóa dữ liệu...
Quảng Ngãi ban hành định mức ôtô phục vụ công tác chung. Theo đó, cấp huyện ở Quảng Ngãi sẽ có 32 ôtô (trong tổng số 70 xe) có định...
Vào hồi 8h30' sáng nay, 27/3/2024, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức “Hội thảo Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Dựa trên tiềm năng và lợi thế sẵn có những giá trị di sản văn hóa, Ninh Bình có điều kiện để trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của vùng và hội nhập quốc tế.
Ba công nhân bị thương, những người dân xung quanh nghe thấy tiếng nổ lớn và cửa sổ nhà rung lắc mạnh khi hãng khởi nghiệp LandSpace ở Thượng Hải thử nghiệm động cơ tên lửa tối 30/1.