Từ các vụ khám xét cho tới trừng phạt hàng chục triệu USD, Trung Quốc dường như đang phát đi tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng đối đáp sòng phẳng với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong nhiều vấn đề.
Ngày 2-5, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho biết Washington rất quan ngại về hành động "trừng phạt" gần đây của Trung Quốc nhằm vào một số công ty Mỹ, sau khi các nhóm doanh nghiệp này cảnh báo Bắc Kinh gia tăng sử dụng lệnh cấm xuất cảnh, tăng cường giám sát các công ty, mở rộng định nghĩa về gián điệp...
Theo báo Financial Times, Trung Quốc đang bắt đầu nhắm vào các lợi ích của phương Tây tại nước này sau 5 năm Bắc Kinh bị chính quyền Mỹ (dưới thời các tổng thống Donald Trump trước đây và Joe Biden hiện nay) áp đặt các biện pháp hạn chế về thương mại và công nghệ.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã áp trừng phạt mới lên các công ty vũ khí của Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon, mở cuộc điều tra với nhà sản xuất chip Micron của Mỹ, khám xét công ty thẩm định doanh nghiệp Mintz của Mỹ và bắt giữ 5 nhân viên người Trung Quốc, bắt một giám đốc điều hành của công ty dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma, đưa ra mức phạt kỷ lục 31 triệu USD với công ty kiểm toán Deloitte có trụ sở chính ở London...
Trong vụ Mintz, hồi tháng 3 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói công ty này "bị nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp".
Còn với Lockheed Martin và Raytheon, Trung Quốc cấm các doanh nghiệp trong nước làm ăn với hai nhà thầu quốc phòng lớn này vì họ đã tham gia bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, việc Lockheed Martin và Raytheon bị Trung Quốc đưa vào "danh sách thực thể không đáng tin cậy" hồi tháng 2 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên các công ty cụ thể được liệt vào danh sách này.
Điều đó thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc trừng phạt các thực thể nước ngoài làm suy yếu chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của họ.
Hồi tháng 4, Trung Quốc thông qua dự thảo sửa đổi luật phản gián, theo đó cấm chuyển giao bất cứ thông tin nào liên quan đến an ninh quốc gia và mở rộng định nghĩa của hoạt động gián điệp.
Những đòn trả đũa trên được xem là phản ứng của Trung Quốc với "sự phong tỏa công nghệ" do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, trước mắt chiến lược của Bắc Kinh dường như là nhắm mục tiêu hẹp vào các ngành và doanh nghiệp ít gây thiệt hại cho lợi ích của họ.
Ông Paul Haenle, cựu cố vấn về Trung Quốc của các cựu tổng thống Mỹ George W Bush và Barack Obama, nhận định: "Hiện Trung Quốc chưa từ bỏ chiến lược kiềm chế để chuyển sang chiến lược mới là trả đũa trên diện rộng. Họ sẽ lựa chọn kỹ lưỡng các công ty sẽ nhắm tới để thể hiện sự thất vọng (với phương Tây)".
Nhà nghiên cứu Dexter Roberts tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Mỹ cho biết ông rất ngạc nhiên trước sự kiềm chế của Bắc Kinh thời gian qua, khi Mỹ dẫn đầu chiến dịch nhằm loại bỏ Trung Quốc khỏi các công nghệ sản xuất chip quan trọng. Chiến dịch này đã "đánh thẳng vào trung tâm các tham vọng công nghệ tiên tiến toàn cầu của Trung Quốc".
Dù tức giận, các nhà hoạch định kinh tế Trung Quốc vẫn thận trọng trong cách phản ứng, vì Bắc Kinh vẫn cần các nhà đầu tư nước ngoài để giúp hồi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Điều này có nghĩa Trung Quốc có thể sẽ hạn chế tấn công các công ty và ngành nghề được coi là quan trọng đối với mục tiêu của họ.
Bà Soo Kim, cựu phân tích viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và là chuyên gia về châu Á, cho rằng trong tương lai các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng vì dường như không có giải pháp nào trong ngắn hạn cho quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng.
"Với rất nhiều mảnh ghép trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, Bắc Kinh có nhiều đòn bẩy mà họ có thể sử dụng, gồm cả việc gây áp lực lên những đồng minh và đối tác của Mỹ vốn có nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc" - bà đánh giá.
Theo báo El Pais, bên cạnh việc phản ứng với Mỹ như đã nêu, Bắc Kinh cũng đang xem xét biện pháp sâu rộng hơn nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của phương Tây với nguyên liệu và công nghệ trong các lĩnh vực then chốt do Trung Quốc thống trị, chẳng hạn xe thông minh và ngành quang điện.
Với mục tiêu "bảo vệ an ninh quốc gia", cuối năm ngoái Bộ Thương mại Trung Quốc và Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như các cơ quan khác đã đề xuất bản cập nhật cho danh mục các công nghệ của nước này bị cấm và hạn chế xuất khẩu.
Ukraine cho biết đã bắn hạ 34 trên 44 máy bay không người lái (drone) của Nga triển khai rạng sáng 28-9. Đợt tấn công dù lớn nhưng không gây thương vong nào.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak vừa tiết lộ gói viện trợ mới nhất của nước này cho Ukraine, gọi đây là 'gói vũ khí thiết yếu lớn chưa từng có'.
Dù nằm trong trung tâm nội đô, thế nhưng nhiều công viên tại TP Hà Nội vẫn thiếu bãi gửi xe , khiến không ít người dân cảm thấy bất...
18 hộ dân tại Quảng Bình kê khai nhiều phần đất nằm ngoài ranh giới thi công cao tốc Bắc - Nam để nhận tiền đền bù.
Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã điều 3 xe chữa cháy cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ tới hiện trường dập lửa tại căn hộ ở tầng...
Đúng 8h00 sáng nay, các Sở GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 cho thí sinh. Ghi nhận cho thấy số lượng điểm 10 các môn thi giảm so với năm 2022.
Ngày 21/6, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Masashi Nakagomi đã có cuộc hội đàm với Vụ trưởng Vụ châu Á III thuộc Bộ Ngoại giao Nga, bà Ludmila Vorobyova, trong chuyến thăm Nga đầu tiên của một quan chức ngoại giao Nhật Bản kể từ khi xảy ra xung đột quân sự Nga-Ukaine.
Chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến vùng Viễn Đông (Nga) từ ngày 12-9 khiến dư luận bất ngờ.
Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng sẽ góp phần đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào phát triển ổn định, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và hòa bình ổn định cho khu vực.