Trung Quốc ghi nhận số lượng kết hôn thấp nhất trong năm ngoái, thấp nhất kể từ khi dữ liệu được ghi lại, làm trầm trọng thêm vấn đề giảm kết hôn kéo dài hàng thập kỷ, trùng với thời điểm tỉ lệ sinh giảm.
Bộ Nội vụ Trung Quốc thông tin, khoảng 6,83 triệu cặp đôi kết hôn ở nước này vào năm 2022. Con số này giảm khoảng 10,5% so với 7,63 triệu lượt đăng ký kết hôn năm 2021.
Đây cũng là con số thấp kỷ lục kể từ năm 1986, khi Bộ Nội vụ Trung Quốc bắt đầu công bố số liệu thống kê.
Dữ liệu kết hôn của Trung Quốc trong năm 2022 thấp trong bối cảnh đây là một năm nhiều thử thách với người dân nước này. Các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt khiến nhiều địa phương trên cả nước bị phong toả và cuộc sống hàng ngày của người dân bị gián đoạn bởi hàng loạt quy định.
Tuy nhiên, dữ liệu của năm 2022 cũng cho thấy lượng người kết hôn ở Trung Quốc giảm đều đặn qua các năm kể từ mức cao nhất năm 2013 - thời điểm hơn 13 triệu cặp đôi kết hôn, gần gấp đôi so với năm 2022.
Số lượng các cuộc hôn nhân giảm - cùng với tỉ lệ sinh giảm rõ rệt - được giới chức ở Bắc Kinh quan tâm đặc biệt khi các chuyên gia cảnh báo về những tác động kinh tế nghiêm trọng khi lực lượng lao động bị thu hẹp và già hoá dân số.
Dân số Trung Quốc giảm trong năm 2022 - lần đầu tiên sau hơn 60 năm. 6,77 ca sinh trên 1.000 người trong năm 2022 cũng là mức thấp nhất ở Trung Quốc từ năm 1949. Trung Quốc hiện là quốc gia đông dân thứ hai thế giới với 1,4 tỉ người, đứng sau Ấn Độ, theo Liên Hợp Quốc.
Giới chức Trung Quốc thấy rõ mối liên hệ trực tiếp giữa việc kết hôn ít hơn với tỉ lệ sinh giảm ở nước này - nơi các chuẩn mực xã hội cùng các quy định của giới chức khiến những cặp đôi chưa kết hôn khó có con.
Giới chức Trung Quốc đang nỗ lực đảo ngược thực tế này, khi áp lực tài chính, gồm tỉ lệ thất nghiệp cao và chi phí sinh hoạt tăng cao, ảnh hưởng tới thanh niên Trung Quốc.
Thay đổi chuẩn mực giới tính và cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho phụ nữ cũng được nhiều người coi là nguyên nhân khiến tuổi kết hôn cao hơn.
Số liệu thống kê mới trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 12.6 chỉ ra, tuổi kết hôn ở Trung Quốc ngày càng tăng, số lượng thanh niên nói chung giảm và mất cân bằng giới tính ở nước này là những yếu tố góp phần vào sự suy giảm mới nhất.
Theo dữ liệu điều tra dân số, năm 2020, độ tuổi kết hôn trung bình cho các cuộc hôn nhân lần đầu là 28,67 tuổi, tăng từ mức 24,89 tuổi một thập kỷ trước.
Trong những năm gần đây, giới chức Trung Quốc đã triển khai các biện pháp nhằm đảo ngược xu hướng giảm kết hôn và giảm sinh. Các biện pháp gồm nới lỏng chính sách kiểm soát số lượng con mà các cặp vợ chồng được sinh trong nhiều thập kỷ, cũng như tìm cách khuyến khích sinh con và kết hôn.
Về thúc đẩy kết hôn, các sự kiện mai mối được đoàn thanh niên tổ chức nhằm giúp những người trẻ tìm bạn đời phù hợp trong khi giới chức tìm cách giảm tiền sính lễ.
Tháng trước, Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc trực thuộc chính phủ đã mở rộng chương trình thí điểm năm 2022 ủng hộ khái niệm mới về hôn nhân và sinh đẻ.
Chương trình được triển khai tới 20 thành phố hoặc quận huyện trực thuộc trung ương trong năm 2022 và áp dụng với thêm 20 địa phương khác trong năm nay.
Chương trình tập trung vào thúc đẩy những người trẻ tuổi kết hôn ở “độ tuổi phù hợp” và khuyến khích các cặp vợ chồng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.
Bộ Nội vụ Trung Quốc gần đây cũng ghi nhận số lượng đăng ký li hôn giảm nhẹ, với 2,1 triệu cặp vợ chồng li hôn trong năm 2022, giảm so với 2,13 triệu cặp của năm trước. Từ năm 2021, Trung Quốc cũng quy định thời hạn 30 ngày “hạ nhiệt” với những người đệ đơn li hôn.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với vấn đề giảm tỉ lệ sinh và giảm dân số. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có biện pháp khuyến khích sinh con như hỗ trợ tài chính, trợ cấp nhà ở và hỗ trợ chăm sóc trẻ, nhưng không thành công.
Trong Đề án 06, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ thực hiện liên thông các cơ sở dữ liệu ngành với cơ sở dữ liệu dân cư, liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe...
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky luôn mang theo một khẩu súng lục.
Hà Giang - Quá trình tắm trên sông Lô, dòng nước chảy xiết khiến cháu Lù Đức Ch (SN 2006, trú tại xã Việt Vinh, Bắc Quang) bị cuốn mất...
Chủ tịch luân phiên AIPA Puan Maharani hy vọng nghị viện góp phần giải quyết các thách thức cũng như những cuộc khủng hoảng mà khu vực đã và đang phải đối mặt.
Theo luật sư, bị cáo Lê Khánh Hiền là 'trường hợp đặc biệt', bị cáo này được Ngân hàng SCB gửi văn bản đề cao thành tích cá nhân trong đề án tái cơ cấu ngân hàng, giúp ổn định tính thanh khoản…
Ngày 3/7, bà Hồ Thị Nguyên Thảo - Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 300 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần xây dựng dịch vụ 68 vì đã có hành vi khai thác vật liệu xây dựng thông thường vượt khối lượng cho phép. Công ty Cổ phần xây dựng dịch vụ 68 có trụ sở tại phường Kim Mã, quận Ba Đình (Hà Nội). Công ty do ông Nguyễn Xuân Hảo là người đại diện theo pháp luật. Theo Sở TN&MT, ngày 17/8/2023, Công ty CP...
Người phát ngôn Jasina nêu rõ hai lãnh sự từ Grodno và một liên lạc viên của lực lượng Phòng phải rời Belarus vào tối 22/2 và Ba Lan đang cân nhắc phản ứng hiệu quả và thích hợp đối với động thái này.
Ngày 25.5, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai ) cho biết, ngành chức năng và chính quyền địa phương đang phối hợp...
Giăng cờ đỏ từ sân bay đến thủ đô, Serbia chào nồng nhiệt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người có thể mang đến cơ hội phát triển cho Belgrade.