Trung Đông: Khi Mỹ 'ngoảnh đi', Trung Quốc 'tìm đến'

09:30 12/04/2023

Trung Quốc đang nổi lên trong vai trò là trung gian hòa giải quan trọng cho các nước vốn có quan hệ căng thẳng ở Trung Đông. Giới quan sát đặt câu hỏi phải chăng Bắc Kinh đang muốn thay Mỹ, trở thành cường quốc dẫn dắt khu vực này?

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương và Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud bắt tay nhau trong cuộc gặp ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 6-4 - Ảnh: REUTERS

Trong bài viết đăng trên diễn đàn chính sách quốc tế East Asia Forum ngày 11-4, học giả Oliver B. John tại Viện Trung Đông cho rằng Trung Quốc đang chiếm vị trí trung tâm trong ngoại giao ở Trung Đông. Chỉ trong sáu tháng qua, Bắc Kinh đã đạt được những bước tiến lớn về ngoại giao ở hai khu vực mà Mỹ coi là có tầm quan trọng sống còn với họ: Trung Đông và Đông Âu.

Mỹ lo lắng

Tháng 11-2022, Trung Quốc và Qatar ký thỏa thuận cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho Bắc Kinh trong hơn 27 năm, dài nhất trong lịch sử, vào thời điểm các đồng minh của Mỹ ở châu Âu đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung khí đốt.

Đến tháng 2 năm nay, thời điểm tròn một năm xảy ra chiến sự tại Ukraine, Trung Quốc đã đề xuất "kế hoạch hòa bình" gồm 12 điểm nhằm chấm dứt xung đột. Bắc Kinh đã định vị họ là một bên hòa giải có tiếng nói mạnh mẽ.

Sau đó vào đầu tháng 3-2023, Trung Quốc làm trung gian thúc đẩy thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia - hai nước từng là "kẻ thù không đội trời chung".

Bình luận trên Đài Al Jazeera, giáo sư nghiên cứu về xung đột Sultan Barakat tại Đại học Hamad Bin Khalifa (Qatar) và nghiên cứu sinh Lakshmi Venugopal Menon tại Đại học Qatar cho rằng những diễn biến nói trên đương nhiên khiến người Mỹ lo lắng, nhất là về quan hệ giữa các đồng minh vùng Vịnh của họ với Trung Quốc.

Tuy nhiên Washington cũng cần thừa nhận các diễn biến này đã bắt đầu từ thời tổng thống Barack Obama với chính sách "xoay trục sang châu Á" vốn đã làm dấy lên những lo ngại ở vùng Vịnh về sự "giãn ra" của Mỹ với khu vực.

Theo Al Jazeera, một cựu đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Iraq chỉ ra việc phương Tây thiếu can dự vào Iraq là "sơ suất thảm khốc", đi kèm với "cái giá cao" phải trả. Giờ đây Trung Quốc đang xây dựng quan hệ đối tác với Iran, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và những nước khác trong khu vực nhằm chiếm lấy khoảng trống mà phương Tây để lại.

Trung Quốc có thể thay thế Mỹ?

Trong những năm gần đây, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và vùng Vịnh đã tăng lên. Bốn trong số sáu quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh - GCC (gồm Saudi Arabia, Kuwait, UAE, Qatar, Bahrain và Oman) đang có kim ngạch thương mại song phương với Trung Quốc lớn hơn đáng kể so với Mỹ.

Tuy nhiên có thể thấy trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước vùng Vịnh, nhu cầu năng lượng mới là trọng tâm. Nói cách khác, những mối quan hệ này chủ yếu mang tính giao dịch hơn là chiến lược.

Theo Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 550% từ năm 2006 - 2022. Trong cùng giai đoạn, lượng dầu thô nhập khẩu của nước này đã tăng từ 145 triệu tấn (2006) lên hơn 508 triệu tấn (2022). Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã khiến nước này phải nhập nhiều dầu thô của các nước trong GCC.

Các quốc gia trong GCC có tầm quan trọng thiết yếu đối với nhu cầu an ninh năng lượng của Trung Quốc. Đến nay, Saudi Arabia là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất của vùng Vịnh sang Trung Quốc, với gần 88 triệu tấn dầu thô vào năm 2022.

Dẫu vậy việc vượt qua vị trí của Mỹ ở vùng Vịnh sẽ là thách thức lớn với Bắc Kinh. Hiện Mỹ vẫn là đối tác an ninh hàng đầu của vùng Vịnh và duy trì quan hệ nhiều mặt với các nước ở đây, không chỉ là thương mại mà còn là quan hệ chặt chẽ về quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục và xã hội.

Washington cũng đang nỗ lực chứng minh họ "xoay trục sang châu Á" không có nghĩa là giảm bớt ảnh hưởng ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, có lẽ điều mà Washington nên quan tâm hơn chính là quan hệ giữa Israel và Bắc Kinh. Israel - đồng minh đặc biệt của Mỹ - đã duy trì hợp tác công nghệ đáng kể với Trung Quốc kể từ những năm 1980.

Israel đã hoan nghênh các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào lĩnh vực công nghệ của họ với giá trị lên tới 325 triệu USD vào năm 2018. Chính phủ Trung Quốc và Israel đang đàm phán về hiệp định thương mại tự do. Nếu được ký kết, đó sẽ là hiệp định đầu tiên thuộc loại này của Bắc Kinh ở Trung Đông.

Sẽ mua dầu vùng Vịnh bằng nhân dân tệ?

Trả lời Thời báo Hoàn Cầu tuần trước, giáo sư Mohammad Marandi, phó hiệu trưởng Đại học Tehran (Iran), nói trong bối cảnh "thế giới đang tiến tới việc giảm bớt dùng đồng đô la Mỹ", điều quan trọng là phải có các loại tiền tệ thay thế. Và lựa chọn lý tưởng là dùng đồng nhân dân tệ (yuan) của Trung Quốc khi Bắc Kinh nhập khẩu năng lượng từ vùng Vịnh.

"Điều đó có lợi cho Trung Quốc, Iran, cũng như Saudi Arabia vì nó mang lại cho tất cả các nước này một lựa chọn thay thế cho đô la Mỹ (USD)", ông bình luận.

Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN có vị thế tốt chưa từng có nhưng thách thức cũng không kém

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN có vị thế tốt chưa từng có nhưng thách thức cũng không kém

12:30 23/04/2024

Thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu trong phiên khai mạc Diễn đàn tương lai ASEAN sáng 23-4 tại Hà Nội.

Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan chấp nhận ra hầu tòa

Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan chấp nhận ra hầu tòa

14:30 15/03/2023

Bộ trưởng Nội vụ Rana Sanaullah cho biết nếu cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan không tuân thủ lệnh của tòa án, cảnh sát sẽ buộc phải bắt giữ và áp giải ông đến tòa.

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

Ông Putin: Đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể

02:00 22/02/2023

Nga trở nên mạnh mẽ hơn sau khi sáp nhập Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh khi đọc thông điệp liên bang năm 2023.

Phú Thọ: Đi qua đập tràn, một học sinh lớp 6 bị nước cuốn trôi

Phú Thọ: Đi qua đập tràn, một học sinh lớp 6 bị nước cuốn trôi

08:00 30/09/2023

Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã huy động khoảng 100 người tìm kiếm cháu Đ.H.D, trú tại xã Thục Luyện, học sinh lớp 6, Trường Trung học Cơ sở Thục Luyện, bị nước lũ cuốn trôi vào ngày 28/9.

Dân Trung Quốc đua thuê vệ sĩ riêng để 'gây ấn tượng'

Dân Trung Quốc đua thuê vệ sĩ riêng để 'gây ấn tượng'

13:40 20/02/2024

Ngoài bảo vệ an toàn cho thân chủ, các vệ sĩ này còn giúp người thuê nâng cao hình ảnh, đôi lúc còn đóng giả làm bạn trai.

Cháy xưởng gỗ quý ở Đồng Tháp, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn

Cháy xưởng gỗ quý ở Đồng Tháp, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn

00:10 28/05/2024

Vụ cháy xảy ra khoảng 21h30 tối tại xưởng gỗ nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Lực lượng chức năng đang tích cực chữa cháy.

Hàn Quốc cân nhắc lập tổ chức công-tư ứng phó với thời tiết cực đoan

Hàn Quốc cân nhắc lập tổ chức công-tư ứng phó với thời tiết cực đoan

08:30 24/07/2023

Tổ chức ứng phó thời tiết cực đoan sẽ trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc, có nhiệm vụ tham vấn để hoạch định chiến lược ứng phó với thảm họa do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.

Cảnh sát Thái Lan tìm ra người chở sư tử dạo chơi trên phố bằng xe mui trần

Cảnh sát Thái Lan tìm ra người chở sư tử dạo chơi trên phố bằng xe mui trần

07:40 25/01/2024

Cảnh sát Thái Lan đã mở một cuộc điều tra sau khi nhìn thấy đoạn video quay cảnh một chiếc xe Bentley mui trần chở một chú sư tử ở phía sau chạy quanh Pattaya lan truyền trên mạng xã hội.

Tai nạn xe buýt ở Bangladesh, ít nhất 17 người thiệt mạng

Tai nạn xe buýt ở Bangladesh, ít nhất 17 người thiệt mạng

15:30 19/03/2023

Tài xế xe buýt nhiều khả năng đã mất kiểm soát và điều khiển xe đâm vào lan can của con đường cao tốc mới được xây dựng gần đây, khiến chiếc xe lao xuống mương.

Co loi xay ra
Co loi xay ra