37 hộ dân người Xơ Đăng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông tham gia chuỗi liên kết trồng gừng hữu cơ, thu nhập 100 triệu đồng một ha.
Ngày đầu tháng 5, vùng nguyên liệu trồng gừng rộng 16 ha nằm trên dãy núi Ngọc Linh có hàng chục hộ dân thôn Kon Trai đang cày xới, lên luống, chuẩn bị xuống giống. Những hộ đã trồng trước đó bón phân, làm cỏ. Gừng cho thu hoạch sau 8 tháng chăm sóc.
Năm nay, ông A Lê (54 tuổi) cùng tổ hợp tác tại thôn Kon Trai trồng 6 ha gừng trong vùng nguyên liệu. Phân giống, kỹ thuật đều được chính quyền xã, hợp tác xã hỗ trợ, người dân chỉ bỏ công sức. Họ phân công, thay phiên nhau chăm sóc, bón phân cho cây trồng đến khi thu hoạch.
Năm ngoái, gia đình ông cũng tham gia trồng 6 ha gừng, được thu mua giá trên 7.000 đồng, mỗi hộ thu nhập hàng chục triệu đồng. "Trước đây chủ yếu phụ thuộc vào cây mì, đời sống rất bấp bênh. Khi tham gia mô hình trồng gừng, kinh tế gia đình được nâng cao", ông Lê nói.
Ông Hà Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã nông sản và thảo dược Tu Mơ Rông, cho biết cuối năm 2021, sau khi khảo sát thấy xã Đăk Na rất phù hợp để phát triển thành vùng nguyên liệu gừng xuất khẩu sang châu Âu (Đức, Áo, Bỉ...), hợp tác xã vận động được 15 hộ dân phát triển vùng trồng 3 ha gừng, nghệ.
Các hộ dân được UBND xã Đăk Na hỗ trợ cây giống; hợp tác xã hỗ trợ kỹ thuật và thu mua cho người dân với giá 7.000-10.000 đồng một kg. Nếu được chăm sóc tốt, trung bình một ha gừng đạt 12-15 tấn, lợi nhuận khoảng hơn 100 triệu đồng. Qua 3 năm triển khai, đến nay có 37 hộ tham gia trồng gừng, 5 hộ trồng nghệ, mô hình trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn so với trồng lúa, mì.
Theo ông Phương, vùng nguyên liệu sản xuất gừng xuất khẩu sang châu Âu nên quy trình trồng, chăm sóc đều theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nghiêm ngặt, không có hoặc dưới mức cho phép 1.176 chất cấm trong danh mục. Phân bón, thuốc trừ sâu bệnh đều bằng sinh học. Đặc biệt, củ gừng xuất khẩu đều có thông tin nhật ký trên App về quy trình trồng, chăm sóc.
"Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng diện tích lên 100 ha gừng, nghệ và tỏi trong 3 năm tới, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, phục vụ chế biến, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài", ông Phương nói.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông nói đây là mô hình mới với bà con đồng bào Xơ Đăng. Cây gừng không đòi hỏi kỹ thuật cao và trồng theo hướng hữu cơ, nên rất phù hợp với phương thức canh tác của đồng bào Xơ Đăng.
Trần Hóa
Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất cấp thẩm quyền bố trí 425 tỷ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên và Phú Lương vì đã xuống cấp nghiêm trọng.
Người dân mỏi mắt chờ dự án, nhưng nhiều dự án lớn ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang nằm chờ thẩm định giá đất để tính tiền sử dụng đất. Chính quyền cũng 'mỏi mắt' tìm các đơn vị tư vấn và thẩm định giá (đơn vị thẩm định giá).
Ngày 27/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chỉ có thể được cứu vãn khi các bên thực thi đầy đủ văn kiện này.
Các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông đang thống nhất diện tích, lộ trình đóng cửa mỏ đối với hơn 210ha đất đã khai thác quặng bauxite tại 2 xã Đắk Wer và Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp.
Hạ tầng giao thông xuống cấp cộng thêm thời tiết mưa bão khiến tuyến đường dẫn vào chợ đầu mối lớn nhất Cần Thơ lầy lội, dơ bẩn...
Nếu đánh giá đúng tình hình, đề ra hướng xử lý kịp thời để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế để phát huy sự hứng khởi kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%.
Mỏ cát trên sông Trà Khúc từng bị cát tặc trộm ngày đêm đến mức doanh nghiệp trúng đấu giá phải kêu cứu, bất ngờ trữ lượng tăng so với dự báo.
Nhận các thông báo hủy thông báo thu hồi đất xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, đa phần người dân xã Phước Dinh (huyện...
Phó Chủ tịch UBND xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa Trần Văn Hùng cho biết cán bộ xã cùng lực lượng Công an, Viện Kiểm sát huyện xuống xác minh, điều tra làm rõ đối tượng chặt phá vườn càphê của các hộ dân.