Có cái bắt tay thật chặt, một lời thăm hỏi chân tình và cả những giọt nước mắt đã rơi khi những người đồng đội cũ gặp lại nhau trong buổi họp mặt cựu chính trị và tù binh TP.HCM diễn ra tại Đại học Tôn Đức Thắng sáng 17-2.
Chương trình do Ban Liên lạc Cựu tù chính trị và Tù binh TP.HCM phối hợp với Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức, nhằm tri ân những người lính, chiến sĩ cách mạng đã từng bị địch bắt, tù đày, tra tấn, song vẫn luôn giữ vững lòng kiên trung với Tổ quốc.
Đặc biệt, sự kiện còn có sự tham dự của Phó bí thư Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; nguyên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm...
Tại buổi họp mặt, Ban Liên lạc trao bảng tri ân và tặng quà lưu niệm cho 86 đại biểu đã có quá trình cống hiến, tham gia Ban liên lạc các cấp thành phố, quận, huyện từ 10, 15, 20 và 25 năm.
Trong bài phát biểu tại buổi họp mặt, chia sẻ của Trưởng Ban Liên lạc Cựu tù chính trị và Tù binh TP.HCM Hoàng Thị Khánh khiến nhiều đồng đội xúc động:
"Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày 30-4-1975 nhưng đất nước chúng ta chỉ có gần 40 năm thật sự yên bình để xây dựng đất nước.
Chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở phía Tây Nam của Tổ quốc, ở biên giới phía Bắc, ở Biển Đông và sự cấm vận bao vây kinh tế của Mỹ đã khiến nhân dân ta sau chiến tranh đã khổ lại càng khổ hơn.
Chúng ta không thể quên những năm tháng trong dạ dày chỉ có bo bo, khoai mì chạy chỉ, khoai lang sùng, và rau, rất hiếm khi mâm cơm có cá, có thịt. Nhưng với tinh thần lạc quan của những chiến sĩ đã được tôi luyện trong địa ngục trần gian, chúng ta vẫn thấy sướng hơn ở tù của thực dân đế quốc".
Bà Khánh cho biết Ban Liên lạc Cựu tù chính trị và Tù binh được hình thành từ phường, xã, thị trấn đến quận, huyện, thành phố. Các nhà tù lớn hình thành Ban liên lạc Khối là cơ hội để mọi cựu tù chính trị và tù binh tập hợp lại để có điều kiện gặp lại nhau, tương trợ, chia sẻ ngọt bùi đắng cay.
Là người cống hiến 10 năm cho sự hình thành và phát triển Ban liên lạc, NSƯT Phi Điểu tâm sự với Tuổi Trẻ Online rằng bà đã công tác nhiều nơi, gặp nhiều người và "đến tận bây giờ, nhìn lại cuộc đời mình, tôi vẫn cảm thấy hài lòng vì lựa chọn con đường tham gia kháng chiến, mỗi nơi đều để lại nhiều dấu ấn, nhiều kỷ niệm".
Nhắc về những năm tháng cách mạng, ông Phạm Hùng - cựu tù binh tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - hồi tưởng: "Tôi tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi với vị trí giao liên. Năm tôi 15 tuổi tôi vào lực lượng du kích, chiến đấu tại địa phương.
Sau một năm tôi về chiến đấu ở quê - Điện Bàn, Quảng Nam rồi chiến đấu cho đơn vị đặc công tại Đà Nẵng. Trong thời gian tôi tham gia chiến dịch Xuân Kỷ Dậu 1969, tôi bị thương nặng và bị địch bắt, đánh đập rất dã man tại TP. Đà Nẵng".
Tại đây, sau nhiều đòn tra tấn, quân Mỹ đưa ông Hùng ra toà, kết án 15 năm khổ sai biệt xứ. Họ giam ông tại Đà Nẵng 2 năm, sau đó đưa ra ngoài đảo. Lúc này, ông Phạm Hùng vừa tròn 17 tuổi, nhưng trên giấy tờ chỉ mới bước sang tuổi 13.
"Thời đó, luật chiến tranh quy định không được giam giữ trẻ vị thành viên nên sau đó giặc sợ, trả tôi về đất liền. Sau đó, đối phương gom tù nhân dưới 18 tuổi giam tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Vì tổ chức chống lại chào cờ của giặc nên tôi và 3 bạn tù khác bị giam vào xà lim.
Tôi ở trong xà lim hơn 1 tháng rồi tổ chức đục xà lim và vượt ngục, 4 người bị nhốt vượt được 3 người, trong đó có tôi. Sau đó tôi về lại và hoạt động cho đặc công TP.HCM và trở thành biệt động Sài Gòn" - ông kể.
Đối với ông Phạm Hùng, trong thời điểm chiến tranh, những người lính như ông không bao giờ màng đến tính mạng của mình. Mục tiêu duy nhất thời điểm đó là giải phóng dân tộc, đem lại hoà bình, độc lập cho quê hương, đất nước. Không ai sợ chết và chẳng ai nghĩ đến cái chết.
Do đó, chương trình họp mặt như hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là dịp những người đồng đội, những người từng tham gia chiến đấu có cơ hội tụ họp, ôn lại chuyện cũ và gắn kết tình yêu thương với nhau.
"Đất nước có ngày độc lập hoà bình hôm nay là nhờ máu xương của ông cha ta đổ xuống, hàng triệu người dân và chiến sĩ cách mạng hy sinh. Do đó, chúng tôi mong thế hệ trẻ sẽ tiếp nối thế hệ cha ông, giữ vững độc lập cho đất nước" - ông Hùng gửi gắm đến thế hệ trẻ.
Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.
Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.
TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.
Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.
Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.
Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.
Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.
Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.