Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để làm siêu đề án metro ở TP Hà Nội và TP.HCM dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 2.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.
Theo đó, Phó thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM trong việc chuẩn bị nội dung báo cáo dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố.
Để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 vào tháng 2, Phó thủ tướng đồng ý về việc báo cáo Quốc hội cho phép xây dựng nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp.
UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM được giao tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, khẩn trương rà soát cơ chế chính sách đã có trong các luật và nghị quyết để bổ sung đầy đủ các chính sách, nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình đầu tư, khai thác các tuyến metro.
Cụ thể như phân cấp, phân quyền cho 2 thành phố chủ động tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, rút ngắn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp; phát triển không gian ngầm, khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh ga, huy động nguồn vốn, phát triển theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng)....
Bộ Giao thông vận tải sẽ chủ trì, phối hợp với UBND 2 thành phố khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết và đồng thời rà soát, hoàn thiện dự thảo nghị quyết.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa ủy quyền của Thủ tướng để có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đăng ký nội dung trình Quốc hội dự thảo nghị quyết vào kỳ họp bất thường lần thứ 9 vào tháng 2.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.