Triều Tiên xác nhận đã tập trận pháo binh để đối phó mối đe dọa từ Hàn Quốc, nhưng đạn pháo không ảnh hưởng đến các đảo tiền tiêu của Seoul.
47 khẩu pháo của các đơn vị phòng thủ bờ biển tây nam Triều Tiên đã bắn 192 viên đạn tại 5 khu vực từ 9h đến 11h ngày 5/1, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết. Đây là "phản ứng mang tính chất đáp trả" trước những động thái quân sự gần đây của Hàn Quốc.
Quân đội Hàn Quốc ngày 5/1 yêu cầu dân thường tại đảo tiền tiêu Yeonpyeong và Baengnyeong sơ tán, cáo buộc Triều Tiên đã bắn khoảng 200 quả pháo xuống vùng biển gần Đường Giới hạn phía Bắc (NLL). Hai đảo tiền tiêu này nằm ngay phía nam NLL.
Theo KCNA, hướng bay của đạn pháo không ảnh hưởng đến các đảo tiền tiêu Baengnyeong và Yeonpyeong. Hãng thông tấn cho rằng Hàn Quốc đã đưa ra thông tin "không đúng thực tế nhằm dẫn dắt dư luận và tìm cách đổ lỗi cho Triều Tiên, khiến căng thẳng gia tăng".
"Nếu kẻ địch có động thái có thể coi là khiêu khích, quân đội Triều Tiên sẽ đáp trả cứng rắn chưa từng thấy", KCNA cho biết thêm.
NLL được coi là đường phân định lãnh hải Triều Tiên với Hàn Quốc do Liên Hiệp Quốc vẽ ra sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, nhưng Bình Nhưỡng luôn phủ nhận sự tồn tại của đường ranh giới này.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik ngày 5/1 nói hành động của Triều Tiên là "khiêu khích, đe dọa hòa bình trên bán đảo, khiến căng thẳng leo thang". Ông tuyên bố quân đội Hàn Quốc sẽ có biện pháp đáp trả ngay lập tức và bảo vệ hòa bình với lực lượng áp đảo.
Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế trong khi Mỹ cho rằng Triều Tiên cần chấm dứt những hoạt động gây bất ổn và trở lại con đường ngoại giao.
Hàn Quốc và Mỹ gần đây tổ chức tập trận bắn đạn thật trên bộ và trên biển tại khu vực gần biên giới với Triều Tiên, hoạt động Bình Nhưỡng lên án là hành vi "tự hủy diệt" của Seoul. Truyền thông Triều Tiên ngày 4/1 cảnh báo nguy cơ xung đột sẽ cao nhất trong năm nay và Hàn Quốc sẽ đối mặt "với sự đau đớn không thể tưởng tượng" nếu tiếp tục có động thái đối đầu.
Triều Tiên nhiều lần chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, coi đây là bằng chứng cho thấy liên minh này có thái độ thù địch và muốn thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Seoul và Washington nói rằng các cuộc tập trận chỉ mang tính chất phòng vệ.
Như Tâm (Theo Yonhap, AFP)
Ngoại trưởng Cameron nói Anh cam kết viện trợ gần 4 tỷ USD mỗi năm cho Ukraine, ủng hộ Kiev tập kích lãnh thổ Nga bằng vũ khí do London cung cấp.
Cô gái ở Khyber Pakhtunkhwa bị dân làng, trong đó có người thân, bắn chết sau khi lộ ảnh trên mạng xã hội, điều cấm kỵ ở vùng này.
Đầu năm nay, Hàn Quốc đã chỉ định ngày 13/8 Âm lịch, 2 ngày trước kỳ nghỉ Lễ Trung Thu (Chuseok) là ngày kỷ niệm các gia đình ly tán nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.
Trong bản Thông điệp liên bang trình bày trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ sáng 8/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đồng thời nói rằng, Washington không tìm kiếm xung đột với Bắc Kinh.
Nga tập trận phòng không trên Biển Arab, Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp nội bộ, chuyện gì xẩy ra khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine, Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Triều Tiên tuyên bố sẽ đẩy mạnh năng lực hạt nhân của nước này, đáp trả thông tin gần đây về việc Mỹ điều chỉnh chiến lược hạt nhân nhằm ứng phó 'mối đe dọa' tiềm năng từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp của ASEAN cho công việc chung của LHQ và cho Văn phòng của Chủ tịch Đại hội đồng.
Việt Nam không đồng tình với các bình luận mang tính kích động, gây chia rẽ của một số người được cho là công dân Việt Nam trên tài khoản mạng xã hội của ông Hun Sen.
Trung Quốc và Nga cam kết ủng hộ nhau về an ninh, Nga sử dụng bom lượn FAB-3000 ở tỉnh Kursk, Ukraine muốn được phương Tây 'đối xử' như với Israel, CIA tuyển mộ người cung cấp thông tin từ Trung Quốc, Iran và Triều Tiên … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.