Triều Tiên lên kế hoạch phóng 3 vệ tinh do thám quân sự trong năm 2024.
Một bức ảnh do Thông tấn xã Trung ương chính thức của Triều Tiên (KCNA) công bố cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn mới Hwasong-18 tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên, ngày 13/4 |
Bức ảnh do KCNA công bố cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn mới Hwasong-18 tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên, ngày 13/4/2023. |
Ngày 31/12, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Triều Tiên đề ra mục tiêu phóng thêm 3 vệ tinh do thám quân sự trong năm 2024, sau vụ phóng thành công vệ tinh do thám quân sự đầu tiên của nước này hồi tháng trước.
Tin liên quan |
Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Ông Putin đạt được điều kiện đầu tiên để ứng cử Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Ông Putin đạt được điều kiện đầu tiên để ứng cử |
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề ra mục tiêu trên khi ông tổng kết hội nghị toàn thể kéo dài 5 ngày của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Hãng tin nêu rõ: “Căn cứ vào kinh nghiệm phóng và vận hành thành công vệ tinh do thám đầu tiên trong năm 2023... nhiệm vụ phóng thêm 3 vệ tinh do thám trong năm 2024 đã được công bố và các biện pháp tổng thể nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghệ khoa học vũ trụ đang được thảo luận”.
Trước đó, ngày 21/11, Triều Tiên đã phóng thành công một vệ tinh do thám quân sự, có tên gọi Malligyong-1, vào quỹ đạo sau 2 lần phóng thử bất thành trước đó hồi tháng 5 và tháng 8.
Có những nghi vấn rằng nước này có thể nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ Nga để đổi lại việc Bình Nhưỡng cung ứng vũ khí cho Moscow nhằm sử dụng trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Cũng theo KCNA, ông Kim Jong-un nói rằng sẽ không còn coi Hàn Quốc là một đối tác để hòa giải và thống nhất nữa, đồng thời nhấn mạnh Seoul đã coi Triều Tiên là kẻ thù chính.
Hãng tin dẫn lời nhà lãnh đạo này cho biết, Đảng Lao động Triều Tiên kết luận rằng việc thống nhất với Hàn Quốc là bất khả thi.
Ngày 2/9, tại Bảo tàng quốc gia Ba Lan, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Ngoại trưởng Kuleba thúc giục NATO đưa ra lời mời Kiev gia nhập và nhận định rằng viễn cảnh Ukraine vào liên minh có thể ngăn xung đột trong tương lai tại châu Âu.
Lực lượng Israel đã tiến xa hơn vào phía Bắc và phía Nam Dải Gaza, khiến ít nhất 6 người Palestine thiệt mạng. Nhiều ngôi nhà bị phá hủy.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Iran, Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một nghiên cứu lớn vừa công bố cho biết hơn 7% tổng số ca tử vong tại 10 thành phố lớn nhất của Ấn Độ có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Quốc hội Brazil đang xem xét dự luật cấm bán và sử dụng dây cước thả diều sắc như dao cạo, sau nhiều vụ đấu diều gây chết người.
Lính Ukraine tại Kharkov vui mừng khi được dùng vũ khí phương Tây tập kích Nga, chặn đà tiến công của đối thủ, dù vẫn bị áp đảo hỏa lực.
Mỹ có thể gửi bom chùm cho Ukraine; OceanGate tạm dừng hoạt động sau vụ nổ tàu Titan.
Ngày 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bất ngờ có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Andrei Belousov, trong đó thảo luận về tầm quan trọng của các đường dây liên lạc mở.