Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố các máy bay trinh sát của Mỹ đã thực hiện các chuyến bay "khiêu khích" trên Biển Nhật Bản (Triều Tiên gọi là Biển Đông) từ ngày 2 đến ngày 9/7.
Ngày 10/7, Triều Tiên đưa ra cáo buộc máy bay do thám của Mỹ xâm phạm không phận nước này gần đây, đồng thời cảnh báo không có gì đảm bảo rằng các máy bay do thám sẽ không bị bắn hạ.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố các máy bay trinh sát của Mỹ như RC-135, U-2S và RQ-4B đã thực hiện các chuyến bay "khiêu khích" trên Biển Nhật Bản (Triều Tiên gọi là Biển Đông) và Hoàng Hải từ ngày 2 đến ngày 9/7.
Đặc biệt trên Biển Nhật Bản, máy bay trinh sát chiến lược của không quân Mỹ đã nhiều lần vi phạm không phận của Triều Tiên hàng chục km.
Người phát ngôn cũng chỉ trích kế hoạch triển khai tàu ngầm hạt nhân của Mỹ tới Bán đảo Triều Tiên là "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với hòa bình khu vực.
Mỹ cam kết gửi một tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Bán đảo Triều Tiên theo thỏa thuận đạt được với Hàn Quốc để tăng cường khả năng răn đe và bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc trước các mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Thời điểm triển khai tàu ngầm chưa được tiết lộ.
Trước đó, ngày 30/6, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận không quân phối hợp ở khu vực bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của ít nhất một máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.
Hàn Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và tiêm kích KF-16 tham gia cuộc tập trận này, trong khi Mỹ điều các máy bay tiêm kích F-16 và F-15E.
Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng nêu rõ thông qua cuộc tập trận không quân phối hợp, cả hai nước đã thể hiện quyết tâm củng cố năng lực phòng thủ phối hợp bằng cách tăng cường khả năng tương tác giữa các khí tài răn đe mở rộng của Mỹ, bao gồm cả lực lượng hạt nhân, và các lực lượng tinh nhuệ của quân đội Hàn Quốc.
Bộ trên nhấn mạnh hai nước đồng minh sẽ thực hiện mục tiêu "liên minh trong hành động" và đạt được "hòa bình thông qua sức mạnh" dựa trên năng lực của liên minh.
Cuộc tập trận diễn ra 2 tuần sau khi tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa dẫn đường (SSGN) USS Michigan SSGN của Mỹ đã cập cảng Hàn Quốc lần đầu tiên trong 6 năm./.
Bà Paetongtarn Shinawatra hứa hẹn sẽ đem đến điểm nhấn mới cho chính trường Thái nếu bà trở thành tân thủ tướng.
Một trong số những khẩu súng AK-47 mạ vàng từng được cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein tặng cho những cá nhân ông muốn gây ảnh hưởng sẽ được trưng bày tại bảo tàng vũ khí ở Anh từ ngày 16-12.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ tư cách nghị sĩ của ông Pita Limjaroenrat, giáng một đòn khác lên hy vọng trở thành tân thủ tướng Thái Lan của ông.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tin rằng thành công của Ukraine trên chiến trường sẽ buộc Nga trở lại bàn đàm phán.
137 hình ảnh và 38 hiện vật quý về cố Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng được giới thiệu tại trưng bày chuyên đề nhằm tri ân công lao to lớn của ông trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mỹ và Nga sẽ đối mặt tại Liên Hiệp Quốc ngày 24-4 khi Hội đồng bảo an bỏ phiếu nghị quyết kêu gọi các nước không chạy đua vũ trang không gian.
Ngày 29-3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bãi chức hai vị trí thân cận, đồng thời bổ nhiệm một quan chức an ninh cấp cao làm đại sứ ở Moldova.
Tại cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Faisal và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian, hai bên nhất trí thành lập các ủy ban hợp tác chung trong những lĩnh vực như chính trị, kinh tế, biên giới...
Đối thoại nhằm đưa hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Philippines ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines.