Lý
Trần
Hậu Lê
Hậu Lê là triều đại phong kiến trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với 361 năm (1428 - 1789). Tuy nhiên nhà Hậu Lê chỉ nắm thực quyền trong giai đoạn đầu, kể từ sau khi bị nhà Mạc chiếm ngôi (1527), quyền lực rơi vào tay dòng họ Trịnh.
Tồn tại trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhà Hậu Lê luôn là tâm điểm của những cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, 9 vị vua nhà Lê bị thân vương, đại thần bức tử, gồm: Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoành, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Duy Phường.
Nguyễn
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Đại Việt sử ký toàn thư viết, Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời vua Lý Thánh Tông (vua thứ ba nhà Lý và kéo dài đến hết nhà Trần).
Đến năm 1400, Hồ Quý Ly, người lật đổ nhà Trần lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu. Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427.
Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lại lấy tên Đại Việt làm quốc hiệu. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại hết triều Hậu Lê và được giữ tới đời vua Gia Long nhà Nguyễn khi ông đổi tên nước thành Việt Nam vào năm 1804.
Đại Nam
Đại Ngu
Lê Kính Tông và Lê Duy Phường
Lê Kính Tông (1588 – 1619) - vị vua thứ 5 của thời Lê trung hưng. Năm 1619, Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân mưu sát Trịnh Tùng giành lại địa vị. Tuy nhiên, kế hoạch bại lộ, Trịnh Xuân bị tống vào ngục, còn vua Kính Tông bị thắt cổ chết.
Lê Duy Phường (1709 – 1735) là vua thứ 12 của thời Lê trung hưng, cháu ngoại chúa Trịnh Cương. Tháng 4 năm 1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông. Lê Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Tháng 9/1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết chết ông. Lê Duy Phường ở ngôi 3 năm, thọ 27 tuổi.
Lê Mẫn Đế và Lê Anh Tông
Lê Ý Tông và Lê Trung Tông
Lê Thuần Tông và Lê Tương Dực
Lê Chiêu Tông
Lê Uy Mục
Sử sách chép lại, Lê Uy Mục là bạo chúa nhà Hậu Lê, bị sứ thần phương Bắc gọi là Quỷ Vương. Vừa lên ngôi, Uy Mục đã giết hại tổ mẫu của mình. Trong quá trình làm vua, Uy Mục giết hại trung thần, rượu say giết cung phi mua vui, cả triều đình oán ghét.
Trước sự tàn bạo của Lê Uy Mục, năm 1509, đại thần Giản công tu Lê Oanh phất cờ khởi nghĩa ở Thanh Hóa, mang quân ra Thăng Long giết chết Lê Uy Mục, nhét vào họng súng thần công, bắn cho tan xác.
Lê Cung Hoàng
Lê Hy Tông
Lê Chiêu Tông
Lê Trang Tông
Lê Gia Tông
Lê Bang Cơ
Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ), vị vua thứ ba của nhà Lê sơ. Lên ngôi khi chỉ mới hơn 1 tuổi. Lê Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh, biết thương dân. Ông không có thói đam mê tửu sắc, biết tôn trọng những người có công đối với Vương triều.
Dưới triều Nhân Tông, nước Đại Việt thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định, bờ cõi được bảo vệ và mở rộng. Dù sáng suốt và nhân từ, nhưng vua Nhân Tông vẫn bị anh cả là Lê Nghi Dân oán hận và muốn đoạt ngôi vì ông chỉ là con thứ. Một đêm cuối năm 1459, Nghi Dân cùng các thủ hạ đã bắc thang vào cung cấm giết vua Nhân Tông. Khi đó ông mới 18 tuổi. Cái chết của ông khiến cho quan lại "nuốt hận ngậm đau", và thần dân "như mất cha mất mẹ”.
Lê Chiêu Thống
Lê Chiêu Thống - vua cuối cùng nhà Hậu Lê. Năm 1788, Lê Chiêu Thống sang cầu cứu quân Thanh “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng bị vua Quang Trung đánh cho tán tác phải chạy loạn sang Trung Quốc.
Cay cú vì thất bại bẽ mặt, vua Càn Long nhà Thanh định tội xử phạt các đại thần, riêng Lê Chiêu Thống chỉ được ban cho tước nhỏ thuộc hàng Tam phẩm. Quá uất ức, vua Lê Chiêu Thống mắc bệnh rồi chết ở quê người, bị đời sau nguyền rủa là kẻ bán nước.
Lê Túc Tông
Lê Ý Tông
Lê Đế Duy Phương
Lê Thái Tông
Lê Thần Tông
Lê Thần Tông - vua thứ sáu của nhà Lê trung hưng. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh. Năm 1619, Lê Thần Tông được đưa lên làm vua sau khi Lê Kính Tông mất, khi đó ông mới 12 tuổi.
Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời nên thái thượng hoàng Lê Thần Tông trở lại làm vua lần thứ hai cho đến năm 1662. Theo một số nhà nghiên cứu, Lê Thần Tông là người duy nhất trong số 108 vị vua chúa của 15 triều đại phong kiến Việt Nam có hai lần lên ngai vàng.
Lê Thánh Tông
Lê Nhân Tông
Hàng trăm đặc sản của hơn 2.000 doanh nghiệp từ nhiều tỉnh thành đổ về TPHCM, không chỉ tạo điều kiện cho người dân thành phố thưởng thức sản vật các địa phương, mà còn thoả sức “săn” hàng giảm giá sập sàn trong những ngày cuối tuần.
Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở khu vực phía Bắc công bố kết quả xét tuyển sớm đợt 1 năm 2023.
Dù tổ tuần tra đã ra tín hiệu dừng xe nhưng Duy vẫn tăng ga xe máy bỏ chạy, tông gãy chân đại úy công an. Kiểm tra nồng độ cồn, Duy vi phạm mức cao nhất.
Bác sỹ Ma Thị Oanh - khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết bệnh viện mới tiếp nhận người phụ nữ 29 tuổi, thường trú tại phường An Tường, thành phố Tuyên Quang. Chị đến viện trong tình trạng sẩn ngứa toàn thân, kèm theo buồn nôn và nôn, tim nhịp nhanh, khó thở. Chị có tiền sử dị ứng nhộng tằm. Tối 8/5, chị đã thử ăn ve sầu xào lá chanh lần đầu tiên, khoảng 10 con. Sau ăn thì xuất hiện triệu chứng ngộ độc,...
Nguyên nhân dẫn tới việc ' hố tử thần ' xuất hiện tại sân của một gia đình thuộc xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập đã được các cơ quan...
Ngày 12.8, Công an huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với...
'Phép vua thua lệ làng!'. Bạn đọc Tuổi Trẻ Online bình luận về chuyện ban quản lý một số chung cư trên địa bàn TP.HCM khóa xe, phạt tiền với những người vãng lai khi đậu xe không đúng nơi quy định trong nội khu các tòa chung cư.
UBKT Tỉnh ủy Phú Yên đã kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Hữu Từ - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phú Yên và Đảng ủy Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Mấy ngày Tết, báo chí liên tục đưa tin Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn .