Vào thời vua Đường Thái Tông (599-649), người nước Khang (một nước cổ ở Trung Á, nằm giữa sông Syr Darya và sông Amu Darya) cống nạp cây đào vàng bạc đem trồng trong hậu viên cung đình.
Vào thời Đường Huyền Tông (685 - 762), nước này cũng đem điệu múa Hồ Hoàn và vũ nữ dâng tặng vua. Các quốc gia khác và Nhà Abbas (triều đại Hồi giáo thứ ba của người Arab, kéo dài từ năm 632 - 1258) bấy giờ đều tặng ngựa làm lễ vật tiến vua.
Sứ giả mỗi nước theo phong tục riêng, dù không quỳ lạy, hoàng đế nhà Đường cũng vui vẻ tiếp nhận. Không giống như thời Thanh (1616-1912), năm 1793, sứ đoàn Macartney từ Anh tới Trung Quốc không quỳ lạy vua, gây tranh cãi một tháng trời.
Vào thời Đường, thành Trường An có nhiều quý tộc nước ngoài. Thậm chí, họ còn ở lại kinh thành để làm quan. Dù đến đây với lý do gì, họ đều được triều đình tiếp đón long trọng. Không ít người hòa nhập với văn hóa Trung Hoa, làm bạn với những nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Một vài người sống lâu ở Trường An còn lấy vợ, dần coi Trung Hoa là quê hương. Có thể kể đến hai danh tướng là anh em Lý Bão Ngọc và Lý Bão Chân người nước An (một nước nhỏ nằm ở vành đai Bukhara, Uzbekistan).
Một người Nhật Bản tên tiếng Trung là Triều Hằng, theo đoàn sứ thần Nhật sang Trung Quốc học tập. Sau khi học xong, ông ở lại Trường An làm quan 50 năm, quan hệ thân thiết với nhiều người thuộc tầng lớp tri thức.
Thời Đường du nhập và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn khóa khác nhau. Bằng chứng là cho tới ngày nay, Trung Quốc có rất nhiều tên nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt, thức ăn mang chữ "hồ". Theo dã sử "Đông thành lão phù truyện", người Đường và người Hồ (tộc người du mục săn bắt tại Trung Á, Tây Á) chung sống với nhau, cùng cưới vợ sinh con.
Trang sức của người dân thời Đường cũng rất đa dạng. Ở thời Đường Hiến Tông (778-820), dân Trường An thường mặc trang phục của người Hồ. Phụ nữ thường vẽ mặt màu đỏ đậm như diễn viên kịch Kabuki của Nhật Bản ngày nay. Không chỉ lối trang điểm, lối làm tóc cũng thay đổi. Phụ nữ thời này búi tóc cao, lung lay như sắp đổ, lông mày vẽ như đuôi chữ "bát".
Nhà Đường thực hiện chính sách mở cửa một cách toàn diện, xã hội yên vui. Tuy nhiên, thời thế suy thịnh thay đổi. Sau này, mâu thuẫn tăng cao, nội bộ triều đình tranh đấu ác liệt. Năm 907, nhà Đường lụi tàn.
Hơn 9 năm công tác tại xã vùng cao nằm ở biên giới Việt - Lào, gắn bó với khoảng 90% các em học sinh người dân tộc thiểu số, thầy Trần Mạnh Hùng (SN 1992) không quản ngại khó khăn để viết tiếp ước mơ cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Dân Hóa, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
Tỉnh Đắk Nông có 2 cơ sở đạo tạo nghề nhưng số người tham gia học khá khiêm tốn. Trong 9 tháng chỉ 10 người tốt nghiệp cao đẳng.
Ngày 16/11, một lãnh đạo Viện KSND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo vụ việc cây bật gốc đè chết 3 người vào rừng hái nấm, xảy ra tại khu vực rừng thuộc địa bàn xã Yang Mao. Báo cáo cho biết, vào khoảng 22h ngày 15/11, Viện KSND huyện Krông Bông nhận được tin báo của Công an huyện Krông Bông đề nghị cơ quan cử người tham gia khám nghiệm tử thi vụ chết người chưa rõ nguyên nhân. Lãnh đạo Viện KSND huyện Krông Bông cử...
Lào Cai - Mưa lớn, lũ ống xảy ra trong đêm tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát khiến 3 người tử vong và 4 người mất tích.
Thanh Hóa - Một đối tượng buôn bán ma túy đã trốn sang Trung Quốc, sau gần 10 năm lẩn trốn truy nã , đối tượng đã đến cơ quan...
Quá trình điều tra, công an xác định bà Hương thành lập 116 công ty để cùng đồng bọn thực hiện chuyển tiền chiếm đoạt từ các công ty ở Ukraina sang Campuchia.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM vừa kháng nghị một phần bản án sơ thẩm về phần quyết định hình phạt đối với 18 bị cáo.
Theo chính quyền thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), qua các đặc điểm nhận dạng trực quan, thi thể vừa được phát hiện ở bờ biển TP. Đà Nẵng được gia đình nạn nhân xác định là cháu bé bị mất tích tại Lăng Cô trước đó 10 ngày.
HUẾ - Những ngày này, mưa lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây ngập sâu ở nhiều khu vực, đặc biệt tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP Huế), người...