Ngày 12/3, Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, vừa phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia.
Đây là nhóm tội phạm với thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo thông qua hình thức tuyển cộng tác viên làm việc online, rồi dụ dỗ họ chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng để đặt mua đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử giả mạo như Shopee, Lazada... Trong số 23 đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ, qua điều tra xác định, đối tượng cầm đầu ở Việt Nam là Nguyễn Hoàng Sang (SN 2001), Lê Trường Thịnh (SN 1997), cùng ở Tây Ninh.
Ngoài lừa đảo tuyển cộng tác viên qua mạng, nhóm này thường xuyên lập tài khoản trên website Corona đặt cược đánh bạc “tài xỉu” để được hưởng hoa hồng. Trước đó, đầu tháng 1/2023, cơ quan công an xác định Sang, Thịnh cùng nhóm đối tượng câu kết với "Lùn" và "Trắng" (chưa rõ nhân thân, người Trung Quốc) thành lập công ty trá hình, đặt trụ sở tại nước ngoài tổ chức sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều công dân Việt Nam.
Theo đó, "Lùn" và "Trắng" đã tuyển gần 100 người Việt Nam, đưa sang Campuchia làm việc thông qua các trang mạng xã hội, đăng bài viết với nội dung hứa hẹn mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển hoặc khuyến khích các nhân viên lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia cùng làm việc. Sau đó, "Lùn" và "Trắng" cho các đối tượng hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa chiếm đoạt của các nạn nhân.
Vai trò của Sang và Thịnh trực tiếp giao việc cho các đối tượng gọi điện, nhắn tin qua mạng xã hội Facebook để dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân tham gia theo dõi, bấm yêu thích (còn gọi là "thả tim") trên ứng dụng TikTok, mạng Facebook. Các đối tượng hướng dẫn nạn nhân liên hệ qua ứng dụng Telegram gặp "chuyên gia" lừa chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của chúng. Khi nạn nhân 'dính bẫy' đã chuyển tiền thì sẽ càng bị nhấn sâu với lợi nhuận chúng đưa ra.
Đến khi đạt số tiền nhất định, nhóm lừa đảo liền chặn liên lạc, xóa tài khoản và chiếm đoạt tiền của nạn nhân. Với phương thức, thủ đoạn tinh vi trên, cộng với lòng tham hay làm giàu nhanh của các nạn nhân, nên các đối tượng đã lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam, chiếm đoạt số tiền ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
>>> Xem thêm video: Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo
Nguồn: VTV 24.
2 vợ chồng cãi nhau với thợ điện ồn ào trước nhà người khác, khi bị nhắc còn thách thức đánh nhau với chủ nhà, sau đó 2 vợ chồng...
Việc chuyển hàng cứu trợ sang Myanmar là bước đầu trong sáng kiến của Thái Lan nhằm thiết lập hành lang nhân đạo, mở đường đàm phán cho xung đột.
Ngày 23/4, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết đã tiếp nhận, thụ lý điều tra theo thẩm quyền vụ chồng đánh đập vợ phải nhập viện cấp cứu.
Liên quan tới vụ lực lượng chức năng bắt quả tang 30 lâm tặc đang khai thác lâm sản trái phép ở Gia Lai, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông đã khởi tố vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ sang Công an huyện để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
Ngày 27-5, ông Nguyễn Văn Dũng, bí thư Huyện ủy Phù Mỹ (Bình Định), xác nhận trên địa bàn xã Mỹ Thắng vừa xảy ra vụ tai nạn đau lòng khiến 3 người chết.
Các nạn nhân chui sâu vào hầm vàng bỏ hoang tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông để nhặt sắt, phế liệu do các phu vàng để lại và bị ngạt khí, dẫn đến tử vong.
Ngày 15/9, Tổ Công tác Đề án 06 huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) phối hợp Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, triển khai mô hình “Ứng dụng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử, VNeID phục vụ kiểm soát an ninh và chấm công tại doanh nghiệp”.
Trong thời gian dài các đối tượng sử dụng tàu, ô tô tải để khai thác cát trái phép ở khu vực lòng hồ thủy điện Ia Ly (địa phận huyện Chư Păh, Gia Lai). Qua ghi nhận, nhóm PV Tiền Phong chứng kiến sự lộng hành, ngang nhiên như chốn không người của các đối tượng 'cát tặc'.
Tại toà, bà Trương Mỹ Lan nói bản thân không có ý định thâu tóm SCB; không dùng thủ đoạn, nếu dùng thủ đoạn thì đã không mất hết tài sản; đồng thời mong muốn được khắc phục hậu quả.