Trước thực trạng đáng báo động về nạn bạo lực phụ nữ và trẻ em, Hướng dẫn nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN củng cố hệ thống công tác xã hội, góp phần giải quyết và ngăn chặn bạo lực.
Ngày 28-3 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với các Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Cơ quan Liên Hợp Quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo ra mắt và triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực.
Hướng dẫn do Việt Nam chủ trì xây dựng và văn kiện này đã được trình lên các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ghi nhận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 (tháng 9-2023).
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh văn kiện này nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN thực hiện hiệu quả hơn Lộ trình của Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy Công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, củng cố hệ thống công tác xã hội, góp phần giải quyết và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
"Văn kiện cũng giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan chuyên ngành liên quan thiết kế và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Hướng dẫn cũng sẽ là cơ sở tham chiếu để xây dựng pháp luật, chính sách và công cụ để cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chất lượng", bà Hà khẳng định.
Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam Rana Flowers, trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson chúc mừng và đánh giá cao Việt Nam đã đi đầu xây dựng Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em, đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam và tầm nhìn tăng cường công tác xã hội giữa các nước ASEAN.
"Cùng với UNICEF và UN Women, UNFPA đã tham gia điều phối quá trình xây dựng Hướng dẫn này cũng như tài trợ cho các quốc gia dịch hướng dẫn sang ngôn ngữ của mình và sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình triển khai, thực hiện Hướng dẫn", ông Jackson khẳng định.
Trong phiên thảo luận về việc áp dụng Hướng dẫn ASEAN tại Việt Nam, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Kế hoạch hành động của Việt Nam trong đó có tính đến việc tăng số lượng nhân viên công tác xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chất lượng cao.
Ông Matt Jackson, trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, cho biết kết quả của Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam do UNFPA hỗ trợ năm 2019 cho thấy gần 2/3 phụ nữ (62,9%) trong độ tuổi từ 15-64 đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực bởi chồng hoặc bạn tình trong đời. Ngoài ra, 4% phụ nữ cho biết họ đã từng bị xâm hại tình dục trẻ em trước tuổi 15.
Bạo lực vẫn còn ẩn khuất vì hơn 90% phụ nữ chưa từng tìm kiếm sự trợ giúp từ các nhà cung cấp dịch vụ địa phương hoặc chính quyền.
Theo Điều tra các chỉ số SDG về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2021, 72% trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 1 - 14 bị các hình thức xử phạt bạo lực do các thành viên trong gia đình. Hằng năm, 2.000 trường hợp trẻ em được báo cáo là bị lạm dụng, trong đó khoảng 75% là lạm dụng tình dục.
Một vấn đề nổi cộm gần đây là bạo lực trên không gian mạng.
Chia sẻ với báo giới bên lề hội thảo, bà Lê Hồng Loan - trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em của UNICEF cho biết một nghiên cứu tại Việt Nam của chương trình này phối hợp với mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em (ECPAT) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) chỉ ra rằng, 1% trẻ em từ 12-17 tuổi (khoảng 90.000 trẻ em) từng bị bạo lực và xâm hại trên môi trường mạng, 2% trẻ từ 15-17 tuổi cho biết đã chia sẻ hình ảnh nhạy cảm về tình dục của mình để đổi lấy quà/tiền.
Theo bà Loan, cần có sự vào cuộc của chính phủ, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, gia đình, xã hội, các cơ quan thực thi pháp luật trong việc tăng cường kiến thức, thông báo, tháo gỡ, chặn lọc những trang mạng và nguồn thông tin xấu độc với trẻ em.
Bà Rana Flowers, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, nhấn mạnh việc trẻ em bị bạo lực mạng là "cực kỳ đáng lo ngại và chưa được quan tâm đầy đủ".
"Không có nhân chứng khi trẻ em bị bạo lực trên mạng. Đứa trẻ hoàn toàn bị cô lập. Chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ, trẻ em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và lên tiếng khi cần", bà nói.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Matt Jackson cho biết UNFPA đang triển khai chiến dịch "Body Right" (tạm dịch: quyền cơ thể - PV), trong đó kêu gọi các công ty công nghệ và các chính phủ thực hiện các biện pháp để bảo vệ hình ảnh cá nhân trên mạng, đồng thời nâng cao nhận thức cho người trẻ về cách bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Tại hội thảo, ông Jackson cũng khẳng định cam kết của UNFPA trong việc hỗ trợ Việt Nam giải quyết bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm việc nhân rộng Trung tâm Dịch vụ một cửa, hay còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương dành cho phụ nữ và trẻ em bị bạo hành tại các tỉnh thành khác.
Nghệ An tạm dừng việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và dừng việc bổ sung cấp ủy, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với...
Dự án khu III - Nam Lý Chiêu Hoàng treo 20 năm, chưa bồi thường xong, dân sống cùng ô nhiễm, tường nhà rơi rớt cũng không thể xây dựng mới.
Sáng kiến mua chng vũ khí được cho là giúp EU đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc, khi đảm bảo hỗ trợ 1 triệu đạn pháo cho Ukraine trong 12 tháng tới và bổ sung thêm vũ khí cho kho dự trữ của EU.
Tiến sĩ Xã hội học Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho rằng, đẻ thuê bằng hình thức quan hệ trực tiếp...
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Công an tỉnh Hà Nam cho biết, lực lượng chức năng công an TP Phủ Lý đã bắt giữ đối tượng cướp xe ô tô trong đêm ở TP Phủ Lý khi đối tượng lái xe bỏ trốn về tỉnh Nam Định.
Ngoài nguồn chính ở Trung Quốc và Nga, một số mỏ vonfram khác nằm ở Việt Nam, Bolivia, Áo và một số nước khác.
TPHCM - Sáng 30.11, quận Bình Tân tổ chức lễ khánh thành công viên Trung tâm Khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân (giai...
Vòng xoáy rác Thái Bình Dương mở rộng nhanh đến mức cộng đồng sinh vật biển đã phát triển trên rác thải nhựa, nơi cách khu vực sống của chúng...
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho rằng các quy định mới về hoạt động của Hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông là vi phạm UNCLOS, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và là hành vi khiêu khích.