Một du khách ở homestay bày tỏ bức xúc sau khi bị yêu cầu trả phụ thu tiền rửa bát và dọn dẹp, gây nên nhiều tranh luận.
Chia sẻ trên một diễn đàn của người Hà Nội hôm 21/4, Duy Phương cho biết vừa check out một homestay, nhưng giờ cả đoàn đang bị đòi 450.000 đồng tiền dọn dẹp và 100.000 đồng tiền rửa bát. Anh nói đi chơi nhiều nơi, ở cũng nhiều chỗ mà chưa thấy ở đâu phụ thu thế này. "Chủ homestay còn nói nếu không trả tiền sẽ 'tố' lên các group du lịch vì nội quy đã ghi rõ phải dọn dẹp", Duy Phương viết.
Du khách này cũng thắc mắc tại sao đã bỏ tiền ra thuê phòng mà phải dọn phòng, Công việc của những người lao công là gì? Phụ thu này có đúng không?
Ngay dưới bài đăng của Duy Phương, có hàng trăm bình luận bày tỏ đồng tình với chủ homestay. "Người ta đã quy định rõ thì cứ làm theo" hay "Lỗi của bạn là không đọc trước quy định rồi" và "Đừng tranh cãi nữa, bạn sai rồi".
Hiện cả khách và chủ vẫn căng thẳng sau vụ việc.
Đứng ở góc độ trung gian, bà An An, Quản lý hệ thống hàng trăm căn homestay dạng villa ở ngoại ô Hà Nội, cho rằng sự việc kể trên chỉ sai khi khách không được thông tin rõ ràng về khoản phí. Khi đã quy định rõ trong quá trình tư vấn hoặc trong hợp đồng (xác nhận thuê phòng) thì khách đương nhiên phải trả phí hoặc thương lượng với quản gia.
"Cả hai bên nên thương lượng và giải quyết ổn thỏa với nhau", bà An nói.
Homestay và khách sạn về cơ bản đều là hình thức cung cấp dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng có nhiều điểm khác nhau, cụ thể như tính riêng tư và tiện nghi của khách sạn cao hơn, nhưng homestay có thể ở được nhiều người, giá thường rẻ hơn, phù hợp với những nhóm khách đông, muốn sinh hoạt cùng nhau. Hơn nữa, tại homestay, du khách được phép mang đồ ăn vào và nấu nướng.
Thông thường, homestay trước khi cho khách thuê sẽ gửi kèm những điều khách có thể làm, không được làm và nghĩa vụ của khách lưu trú là phải tuân theo, trong đó có các quy định về đảm bảo vệ sinh. Mỗi homestay thường có quản gia trông coi, dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa. Hàng tháng chủ homestay phải trả phí cho quản gia, ngay cả khi không có khách. Người này thường thực hiện việc check in, check out và nhắc nhở khách thêm về các quy định cũng như hỗ trợ các dịch vụ nấu ăn, đi chợ, rửa bát có phí theo thỏa thuận.
Anh Lâm Nguyễn, chủ một homestay cho thuê tại Flamingo Đại Lải, Vĩnh Phúc, cho hay khu vực của anh có khoảng 130 căn villa cho thuê và tất cả đều có quy định phụ thu 300.000 đồng một căn cho một lần dọn dẹp, rửa bát vào ngày check out. Quy định này khi đặt phòng đã có và quản gia cũng phổ biến ngay khi khách check in.
Vị chủ nhà cho biết nhiều lần khách ăn đồ nướng bày từ trong nhà ra bể bơi, mắm muối đổ hết ra bàn ghế, bát đũa để nguyên từ bữa tối hôm trước đến trưa hôm sau. "Nói thực nhiều đoàn check out xong nhìn cái nhà mà thương", anh Lâm nói và khuyên khách thuê nên trả phí để các quản gia có thêm động lực phục vụ.
Trên thực tế, mỗi homestay sẽ có một quy định riêng. Anh Minh Nhật, chủ một homestay ở khu vực Sóc Sơn, Hà Nội, cho biết homestay nhà anh không yêu cầu khách nộp phí vệ sinh, dọn dẹp nhưng có phí cho việc rửa bát và điều này đã được quy định ngay từ đầu, rất rõ ràng.
Anh Nhật cho hay homestay có quy định ăn xong khách lưu trú phải rửa bát hoặc trả phí rửa bát cho quản gia. "Nếu bát đĩa ít, chẳng hạn vài cái bát ăn sáng, sẽ không mất phí, còn lại chi phí được tính từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy theo thương lượng của khách và quản gia", anh Nhật nói.
Bà An cũng nói thêm, để thể hiện sự văn minh, du khách nên chủ động giữ vệ sinh chung hoặc thuê người dọn dẹp, không nên để xảy ra những trường hợp kể trên.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Linh Hương
Trong 5 ngày đầu năm Giáp Thìn, Núi Cấm thuộc dãy Thất Sơn đã đón hơn 57.000 lượt khách tham quan, hành hương.
Gần 15 tấn hàng hóa là các đồ dùng học tập ủng hộ thiếu nhi tỉnh Tuyên Quang đã được Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh Lâm Đồng kêu gọi qua chương trình “Cùng bạn đến trường” sau hơn 10 ngày phát động.
Trung ương Đoàn vừa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Thái Bình. Theo đó, anh Nguyễn Bá Cát - Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Trưởng Ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình.
Ngày 23/7, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - Lê Quốc Phong thăm, động viên sinh viên tình nguyện mùa hè xanh Trường Đại học Y Dược TPHCM và Trường Đại học Văn Hiến đang tham gia hoạt động tình nguyện tại Đồng Tháp.
Trong Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) lần 2, người dân và du khách vô cùng ấn tượng với sự xuất hiện của con rồng dài 120m đang được xác lập kỷ lục.
Tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Bí thư thường trực BCH T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đã dâng hương, dâng hoa, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Mai An, học sinh lớp 9A2, trường THCS Mỹ Phước (TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương) là một trong những đại biểu đa tài tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, với 8 năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc; tích cực tham gia các hoạt động Đội, đồng thời là MC học đường và đạt nhiều thành tích các cuộc thi về Tin học, sáng tạo.
Nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy nhiều người trẻ bị cao huyết áp nhưng không biết mình mắc bệnh, nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chương trình “Tháng ba Biên giới - Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và kỷ niệm 20 năm Tháng Thanh niên vừa diễn ra trong 3 ngày (từ 17 -19/3/2024) tại 2 huyện giáp biên giới Hoàng Su Phì và Xín Mần...