'Tại sao có rất nhiều người lương 7-8 triệu đồng, chịu cảnh tắc đường, cuộc sống đắt đỏ, ồn ào, xô bồ, không tiết kiệm được bao nhiêu nhưng vẫn bám trụ lại thành phố lớn?'.
Đó là tiêu đề mở đầu bài viết trên một trang mạng xã hội. Ngay khi vừa đăng tải, bài viết lập tức nhận được rất nhiều lượt bình luận, thậm chí mọi người còn chia thành hai phe với hai luồng ý kiến khác nhau: ủng hộ bám trụ và ủng hộ về quê.
Ngay sau tựa đề, người viết khẳng định bản thân đang như thế, nghĩa làm chỉ đủ tiêu, cuộc sống bình thường không tiết kiệm được nhiều. Lương thấp, trong khi đó tiền ở, tiền ăn lúc nào cũng tăng. Dù thế, họ vẫn bám trụ ở TP lớn, không muốn về quê, vì sợ phải sống theo mong muốn của người khác.
"Sợ về quê sẽ bị chỉ dẫn từng ly từng tí, từ công việc, đối nhân xử thế, phải làm này làm kia, phải thế này thế nọ, nếu không thì tôi sẽ bị coi là khác người", bài đăng viết.
Lý do họ chọn sống ở TP lớn dù thu nhập thấp, đầy chật vật bởi chỉ khi đó mới hoàn toàn có thể nắm giữ được hết cuộc sống của mình. Nếu trở về quê, cuộc sống sẽ không hoàn toàn thuộc về họ.
Rằng khi ở TP, họ được thoả thích trong ăn mặc, kiểu tóc, không thích có thể ru rú ở nhà, ăn cơm quá bữa, xem phim cả ngày. Đó còn là khi được tự do làm công việc mong muốn, gặp và yêu những người mà họ thích, thức khuya thật khuya…
Nếu chưa đến mức bất đắc dĩ, họ tuyệt đối sẽ không buông bỏ cuộc sống ở TP lớn. Khi cuộc sống do chính mình quyết định, dù xấu dù tốt cũng không oán trách, tự làm tự chịu.
"Tôi ở lại thành phố không phải vì muốn ôm mộng lớn lao gì với thành phố xa hoa, xô bồ này. Chỉ là có những khi tôi sợ, sợ nếu như về quê, người thân của tôi sẽ khiến tôi sống theo cách mà họ muốn", đoạn kết bài viết.
Trước bình luận của Thục Đan "Vì ở TP lớn có được sự tự do", nhiều người để lại bình luận thể hiện sự đồng tình. Cạnh đó, nhiều bạn cho rằng việc chọn ở lại TP bởi muốn níu kéo với thanh xuân, đôi khi chỉ vì cảm giác rất thân quen, không nỡ rời.
Bạn Nguyệt cho rằng ở TP lớn rất dễ kiếm được một công việc có mức lương 7-8 triệu đồng, tuy nhiên ở quê điều đó lại rất khó. Chưa kể đến việc nếu kiếm được việc cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ, mối quan hệ của bố mẹ, người quen, rất phiền hà.
Chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online, Đăng Khoa (31 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) nói vẫn đang xoay xở với mức lương 8,5 triệu đồng/tháng, nhưng anh nhất quyết không về quê.
Khoa sợ khi trở về quê sau hơn 11 năm vào TP.HCM với tên gọi là lập nghiệp nhưng với bàn tay trắng, cả làng xã sẽ xem mình là kẻ thất bại.
Vào TP.HCM từ 2019, Thuý Nhi (27 tuổi, ngụ Phú Nhuận, TP.HCM) nói rằng vẫn chưa thể tiết kiệm được khoản nào. Với công việc lễ tân khách sạn, mức lương Nhi nhận mỗi tháng cũng chỉ suýt đủ 9 triệu. Trong khi đi, tiền trọ, điện và nước mỗi tháng đều không dưới 4,5 triệu đồng.
Nhi thừa nhận phải tằn tiệt chi tiêu lắm, thậm chí muốn mua lọ mỹ phậm cũng chẳng dám thì may ra mới hòm hòm đủ. Khó khăn là thế, nhưng Nhi tâm sự cũng chưa hề có suy nghĩ sẽ hồi hương.
"Ngoài quê (miền Trung - PV) giờ cũng khó vô cùng, dễ gì kiếm được việc", Nhi nói.
Một bình luận trái chiều khác lại nhận được rất nhiều lượt thích, khi cho rằng các chia sẻ của bài đăng lẫn nhiều bình luận khác rất phiến diện. Việc gặp khó khăn, chật vật ở TP lớn nhưng nhất quyết không về quê chỉ để trốn tránh, lấp liếm cho sự thất bại. Chưa kể, việc được ở gần bố mẹ phải thích hơn việc sống một mình, cô độc trong khó khăn nơi xứ người.
Bạn Phạm Thùy chia sẻ, bài viết có cái nhìn tiêu cực, chỉ đồng cảm được một nửa. Theo đó, tác giả và nhiều bạn trẻ khác buông xuôi, trốn tránh và nguỵ biện cho sự buông xuôi của bản thân.
"Tự chủ nhưng không hề tự chủ, như bèo dạt mây trôi, vô định", Phạm Thùy viết.
Theo anh Nguyễn Hưng, nếu lấy việc sợ bố mẹ, họ hàng áp đặt lối sống lên mình để rồi không dám về quê sống thì rất yếu kém. Việc thiếu chính kiến, vững vàng trong tay nghề… mới đáng sợ.
Hồng Phương (28 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM) nói rằng chỉ cần kiếm được công việc tạm ổn ở quê thì chắc chắn sẽ về ngay. Lý do mà Phương đưa ra cũng rất nhiều, từ việc ngán ngẩm cảnh mỗi sáng chiều vật vã cùng đoàn người xe, chi tiêu cũng phải nhìn trước ngắm sau. Riêng việc phải tằn tiện, để rồi không dám ăn tiêu, chưa kể đã tiêu cũng sợ an toàn thực phẩm cũng đã rất khổ.
"Nếu đã gặp khó khi ở TP lớn thì nên về quê, dù gì không phải đi ở trọ, nhà cửa rộng rãi, thoáng mát. Thử nghĩ mà xem, bố mẹ năm nay đã ngoài 60 tuổi, liệu mình còn gặp họ được bao lần nữa", Phương nói.
Còn bạn, lý do gì khiến bạn lựa chọn ở lại thành phố để sinh sống và lập nghiệp? Nếu muốn về quê, về nhà, bạn gặp những trở ngại, khó khăn gì? Mời bạn chia sẻ câu chuyện về hòm thư hongtuoi@tuoitre.com.vn. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Hiện nay, ngành Quản trị nhân lực thuộc top những ngành có số lượng lớn thí sinh đăng kí tham gia xét tuyển. Dưới đây là thông tin học phí...
Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, thủ khoa các khối thi đã xác định được trường mình trúng tuyển.
Tiến sĩ trường đại học mặc áo chống nắng, đi găng tay để trộm tiền của trường
Ngày 5.6, thí sinh toàn tỉnh Quảng Bình bắt đầu kỳ thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp năm học 2024-2025. Nhiều thí sinh đánh giá đề...
UBND huyện Hóc Môn, TPHCM , đã có báo cáo về kết quả giải quyết thông tin liên quan đến việc giáo viên phát đơn xin không thi tuyển sinh...
Toàn văn Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam được Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu.
Sáng 8.3, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc một cháu trai 13 tuổi được phát hiện tử vong tại tòa nhà...
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã tấn công trạm radar IRIS-T do Đức sản xuất và viện trợ cho Ukraine.
Nhóm thanh niên cấu kết với nhóm người ở Campuchia sau đó đi lừa người dân nhấp vào link lạ, chiếm quyền điện thoại rồi lấy sạch tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.