Trăn trở và phụng sự nhân dân

11:20 12/02/2024

TP - GS.Võ Tòng Xuân đã dành cả cuộc đời cho cây lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng quốc tế Vinfuture vào cuối năm 2023 vừa qua - giải thưởng khoa học và công nghệ giá trị nhất hành tinh với sứ mệnh phụng sự nhân loại. Ông đã trải lòng cùng Tiền Phong về quá trình phát triển lúa gạo cũng như những trăn trở về tương lai đất nước.

Trong khuôn viên Trường đại học Nam Cần Thơ nơi giáo sư đang làm việc, ông bắt đầu câu chuyện: Sáng kiến của tôi đến từ lúc đất nước rất cần. Hồi mới thống nhất, cả nước thiếu gạo ăn trầm trọng bởi ảnh hưởng của chiến tranh trước đó. Năm 1976, khi tôi là giảng viên của Trường đại học Cần Thơ, nhận tin báo ở Tân Châu (An Giang) rầy nâu đang đốt rụi hết lúa. Tôi cùng mấy đồng nghiệp đi đến đó và các tỉnh, thấy lúa bị rầy nâu đốt cháy sạch. Tôi nghĩ, mình là trường nông nghiệp duy nhất ở miền Tây, phải có bổn phận gánh việc này, tức là làm sao để có giống lúa chất lượng cao và kháng được rầy.

Cuộc cách mạng giống lúa

Từ đâu và lý do nào giáo sư lại gắn bó cả cuộc đời với cây lúa?

Tôi tốt nghiệp tú tài kỹ thuật năm 1961 nhưng lại được học bổng sang Philippines học về nông nghiệp. Thực ra, lúc đó tôi chỉ thích kỹ thuật, máy móc, nhưng vì mình không có tiền mà lại muốn đi học nên đã ứng tuyển và nhận được học bổng học về nông nghiệp. Qua đó, tôi chọn ngành nông hóa và theo chương trình mía đường. Học xong kỹ sư, tôi tiếp tục học thạc sĩ.

Năm 1969 Viện lúa Quốc tế mới thành lập tại Philippines và đã cho ra giống lúa ngắn ngày, năng suất cao có thể thay thế giống lúa mùa mà toàn thể nông dân lúc bấy giờ đang trồng. Một số công chức khuyến nông Nam Việt Nam được Viện lúa Quốc tế tài trợ qua để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày. Gặp tôi, họ nói miền Nam đang thiếu gạo ăn nên động viên tôi học về lúa để về nước làm việc.

Tiền Phong GS. Võ Tòng Xuân và nhóm tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ảnh chụp năm 1982) 1

GS. Võ Tòng Xuân và nhóm tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ảnh chụp năm 1982)

Năm 1971, ở đồng bằng sông Cửu Long mở trường về nông nghiệp (Trường đại học Cần Thơ bây giờ) và họ mời tôi về. Tôi về nước và bắt tay vào công việc ngay, sau đó làm tiếp nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nhật Bản và về nước đúng 28 ngày sau thì giải phóng miền Nam.

Cơ duyên nào để giáo sư cùng với nhà khoa học gốc Ấn – GS.Gurdev Singh Khush đưa các giống lúa kháng rầy, chất lượng cao về phát triển ở Việt Nam?

Ông Gurdev Singh Khush làm việc cho Viện lúa Quốc tế, và nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra các giống mới để cung cấp cho các nước xung quanh. Chúng tôi quen biết nhau từ khi tôi còn làm ở viện lúa này. Như đã nói, khi chứng kiến cảnh lúa bị rầy nâu, loại rầy mới ăn ráo trọi lúa, tôi liên hệ với ông Gurdev Singh Khush xin mấy giống lúa lai tạo. Để có giống rặt (giống hoàn thiện - PV) phải tuần tự chọn lọc từ F1 cho đến ít nhất là F7, và như thế thì không có thời gian chờ đợi nên tôi xin loại từ F4, F5. Khoảng hai tuần sau, Viện lúa Quốc tế gửi về cho tôi 4 giống lúa IE32, IE34, IE36, IE38, đựng trong 4 bao thư, mỗi bao 5gr hạt giống. Tôi và anh Nguyễn Văn Huỳnh, chuyên gia về côn trùng cho trồng thử và thả loại rầy đã thiêu rụi lúa ở Tân Châu vào. Kết quả, 4 giống này đều kháng rầy, riêng giống IE36 nổi trội nhất nên tôi nhân giống này ra. Từ khoảng 200 hạt lúa ban đầu, sau hai năm nhân giống, tôi thu được khoảng 2.500kg.

Xong, tôi đề nghị với ông Bảy Khai (ông Phạm Sơn Khai - Bí thư Đảng ủy kiêm Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ lúc bấy giờ) đóng cửa trường, đưa toàn bộ khoảng 2.000 sinh viên thuộc tất cả các ngành đi thực tế ở các địa phương để học 3 bài học, một là cách chọn đất để gieo mạ; hai là cách chọn đất để cấy cho kết quả cao nhất và ba là cách cấy lúa 1 rãnh 1 bụi. Sinh viên ở tỉnh nào về tỉnh đó cộng tác với bà con nông dân. Hai tuần sau lúa lên tốt và hai tháng sau giao ruộng lại cho địa phương và nông dân rồi sinh viên quay về trường học trở lại. Chỉ sau 2 vụ lúa, nông dân hoàn toàn chiến thắng được rầy nâu. Đó là năm 1979.

Đó có được xem là cuộc cách mạng về giống lúa trên đồng ruộng không, thưa giáo sư?

Đó là cuộc cách mạng, rất đáng kể. Nó cho thấy, không phải bê nguyên xi khoa học kỹ thuật mới từ nước ngoài đưa vào đồng ruộng là xong, mà phải cải tiến cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của mình.

Tiền Phong GS. Võ Tòng Xuân (giữa) nghiên cứu cây lúa trên đồng ruộng 1

GS. Võ Tòng Xuân (giữa) nghiên cứu cây lúa trên đồng ruộng

Gia tăng lợi tức của nông dân

Chính phủ từng có chủ trương liên kết bốn nhà, gồm nhà nông-nhà doanh nghiệp - nhà khoa học- nhà nước. Tuy nhiên, sự kết hợp chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Với Chương trình một triệu ha lúa chất lượng cao, sự liên kết có gì khác so với trước đây để tạo ra hiệu quả tốt nhất có thể, thưa giáo sư?

Nguyên nhân bắt nguồn từ chính quyền tại địa phương, đã thả lỏng cho ông nông dân và doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Không thể như vậy được. Chính quyền phải lo cho nông dân để họ trở thành nông dân đổi mới, chịu dồn điền đổi thửa, chịu học thật chín kỹ thuật mới để sản xuất ra nguyên liệu đồng nhất và là người cầm chịch quản lý hợp đồng của nhóm hợp tác xã để làm chuỗi cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Kế đến, với số tiền cho vay của Ngân hàng Thế giới, phải dành cho doanh nghiệp để cải tiến máy móc thiết bị, dùng nguyên liệu tốt để sản xuất ra loại gạo có thương hiệu nổi tiếng, đạt chất lượng; tìm kiếm thị trường, đầu tư xây dựng đồng ruộng với nông dân và có tiền để ứng trước cho nông dân mua phân bón, hạt giống. Nếu làm chặt chẽ thì sẽ không có chuyện trở lại như cũ.

Tiền Phong GS. Võ Tòng Xuân nhận giải thưởng Vinfuture năm 2023 1

GS. Võ Tòng Xuân nhận giải thưởng Vinfuture năm 2023

Giáo sư có hiến kế hay góp ý, kiến nghị gì để việc thực hiện Chương trình một triệu ha lúa chất lượng cao có hiệu quả tốt nhất?

Theo tôi, nên tổ chức theo kiểu mình sắp xếp lại trật tự, quy định, cơ chế để chuỗi giá trị của hạt gạo từ hạt lúa, sản xuất, chế biến ra bàn ăn được gắn chặt nhau trở thành chuỗi liên kết chặt chẽ. Không nên để như lúc trước, mặc ai “bẻ kèo” thì bẻ, nhà nước làm thinh. Tới đây, giá gạo bán ra cũng cần có giá sàn, không thả nổi như hiện nay. Thả nổi như hiện nay, mấy ông doanh nghiệp than vì đua nhau giảm giá để giành mối, trong khi thương lái ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân trước với giá rất cao rồi bán lại gạo cho doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp bán ra sẽ bị lỗ, vì không có vùng nguyên liệu.

Điều gì khiến giáo sư trăn trở nhất hiện nay?

Trăn trở nhất của tôi là làm sao tăng lợi tức của bà con nông dân trồng lúa. Trăn trở này có từ lâu nhưng đến giờ cũng chưa thỏa mãn được bởi thị trường gạo vẫn đang trong tình trạng bát nháo. Hy vọng với Chương trình một triệu ha lúa, với ngón bài cuối cùng là xếp lại thành chuỗi, gắn kết nhịp nhàng để nông dân làm chủ ruộng đồng, làm chủ tư liệu sản xuất.

“Tôi nói với những người đi điều tra để đề xuất trao giải thưởng Vinfuture rằng, không đơn giản là một giống mới, mà giống lúa phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Quan trọng hơn là thuyết phục được các nhà chính trị và cả nông dân cùng áp dụng. Phải vượt qua tất cả các rào cản đó để có cái khoán 100, khoán 10...”.

GS.Võ Tòng Xuân

Giáo sư có những gửi gắm hay kỳ vọng gì cho năm 2024 và những năm tiếp theo?

Có những điều không nên để cho thị trường tự quyết mà Nhà nước phải quyết định và có định hướng, hướng dẫn cụ thể, như về lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn. Nhà nước phải xác định trồng cây gì, giờ tập trung trồng lúa nhưng sắp tới giá lúa sẽ giảm thì nên chuyển một số đất lúa sang trồng cây khác và nên “đánh” mạnh cây ăn trái. Không nên để nông dân tự phát nữa và muốn quy hoạch gì thì nhà nước cũng phải lo đầu ra chứ đừng để nông dân tự bơi.

Có thể bạn quan tâm
Sạt lở, sụt lún đường ở Kiên Giang gây thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng

Sạt lở, sụt lún đường ở Kiên Giang gây thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng

16:40 08/04/2024

Nắng nóng kéo dài làm cho nước bốc hơi nhanh, trong khi hệ thống cống ngăn mặn đóng kín, khiến cạn nước trên các kênh trong khu vực vùng đệm U Minh Thượng (Kiên Giang), gây tình trạng sạt lở, sụt lún đường giao thông, nhà ở... Ước tính thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng.

Tây Ninh: Bắt hai đối tượng cho vay lãi nặng đến 365%/năm

Tây Ninh: Bắt hai đối tượng cho vay lãi nặng đến 365%/năm

17:00 23/06/2023

Để nhiều người biết thông tin tìm đến vay tiền, đối tượng Đinh Thị Nga đặt in nhiều tờ rơi quảng cáo có nội dung cho vay tiền, rồi đem rải tờ rơi ở các tuyến đường trong tỉnh.

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 32C, 4 người thương vong

21:30 02/05/2023

Phú Thọ - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra trên tuyến Quốc lộ 32C, đoạn qua huyện Cẩm Khê khiến 2 người tử vong, 2...

Triệt phá đường dây mua bán người xuyên quốc gia, giải cứu 36 nạn nhân

Triệt phá đường dây mua bán người xuyên quốc gia, giải cứu 36 nạn nhân

22:20 06/06/2024

Qua mạng xã hội, Thành cùng đồng bọn đăng tải thông tin tuyển người đi làm việc tại Thái Lan với mức lương cao song thực chất đang thực hiện hành vi mua bán người. Lực lượng chức năng đã triệt phá đường dây, giải cứu 36 nạn nhân bị mua bán sang nước ngoài.

Trung Quốc: Dự báo mưa lớn tiếp tục diện rộng, nâng mức ứng phó khẩn cấp với mưa bão

Trung Quốc: Dự báo mưa lớn tiếp tục diện rộng, nâng mức ứng phó khẩn cấp với mưa bão

21:50 24/06/2024

Hàng chục nghìn người dân ở thành phố Hoàng Sơn, thuộc tỉnh An Huy của Trung Quốc được lệnh sơ tán đến nơi an toàn khi mưa lớn từ nhiều ngày qua tiếp tục hoành hành tại khu vực này.

Xe máy lao xuống rãnh thoát nước ven đường, 2 thanh niên thương vong

Xe máy lao xuống rãnh thoát nước ven đường, 2 thanh niên thương vong

08:00 05/08/2023

2 nam thanh niên đi trên xe máy lưu thông trên Quốc lộ 1 thì xe máy lao xuống rãnh thoát nước ven đường khiến 1 người tử vong tại chỗ, 1 người đi cấp cứu.

Anh bắt giữ 4 nghi phạm người Việt trong mạng lưới buôn người

Anh bắt giữ 4 nghi phạm người Việt trong mạng lưới buôn người

16:20 08/05/2024

Theo tờ Guardian, 4 nghi phạm người Việt đã bị bắt ở London. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm buôn người đã chia sẻ các bài đăng trên mạng xã hội Facebook nhằm vào cộng đồng người Việt, và tính phí hàng nghìn bảng Anh đối với những người muốn di cư trái phép bằng cách vượt biển. Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia Anh (NCA) cho hay, hôm 22/4, cảnh sát đã bắt giữ 4 nghi phạm người Việt gồm một phụ nữ (23 tuổi) tại Croydon ở phía nam London, một...

Sợ bị 'đì', học sinh chấp nhận học thêm tại trường dù không muốn

Sợ bị 'đì', học sinh chấp nhận học thêm tại trường dù không muốn

09:00 24/09/2023

Nhiều bạn đọc là phụ huynh, học sinh tiếp tục gửi quan điểm, ý kiến đến Báo Lao Động liên quan đến tình trạng các trường học liên kết với...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia chia sẻ những điều tâm đắc trong quan hệ với Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia chia sẻ những điều tâm đắc trong quan hệ với Việt Nam

08:50 07/06/2024

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia Tanja Fajon khẳng định rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 30 năm trước là cột mốc quan trọng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra