Sa lầy với nhóm MC
Trong 2 ngày 14/3 - 15/3, TAND TP HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ thất thoát 5.518 tỷ đồng ở Ngân hàng Đông Á (DAB). Trong đó, ông Trần Phương Bình cựu Tổng Giám đốc DAB bị đề nghị mức án 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay.
Cụ thể, giai đoạn 2007 - 2013, ông Trần Phương Bình là Tổng giám đốc và là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB. Thời điểm cuối năm 2012, Sở giao dịch của DAB cho 5 công ty thuộc nhóm Công ty CP địa ốc Sài Gòn MC (do ông Phùng Ngọc là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc) vay 1.680 tỷ đồng. Chính ông Trần Phương Bình là người ký phê duyệt cho vay.
Nhóm này gồm: Công ty Ngôi Sao vay 400 tỷ đồng, Công ty Liên Phát vay 400 tỷ đồng, Công ty Phát Vạn Hưng vay 410 tỷ đồng, Công ty Biển Bạc vay 380 tỷ đồng, Công ty Minh Quân vay 90 tỷ đồng và Công ty CP MC vay hơn 146 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo chung cho những khoản vay trên là một phần giá trị quyền sử dụng khu đất diện tích hơn 62.000 m2 thuộc dự án 7,6ha tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức, TP HCM.
Số tiền cho vay đã không được 5 doanh nghiệp trên sử dụng đúng mục đích, mà được dùng để trả nợ cho các khoản vay khác của MC.
Theo Viện KSND Tối cáo những sai phạm của ông Bình gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền trên 5.518 tỷ đồng. Do đó, ông phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền thiệt hại này.
Tuy nhiên, trước đó chính DAB đã tài trợ tài chính cho Công ty MC để thực hiện dự án Sài Gòn MC (sau đổi thành Sài Gòn One Tower) trái quy định dẫn đến sai phạm lớn.
Cụ thể, khoảng năm 2007, ông Trần Phương Bình được biết ông Phùng Ngọc Khánh đang thực hiện dự án này và có nhu cầu về tài chính để thực hiện dự án nên ông Bình làm việc với ông Khánh để bàn về việc hợp tác tài chính.
Ông Bình đánh giá dự án có vị trí chiến lược, sau này DAB có thể thuê hoặc mua một phần để làm trụ sở, thuận tiện cho giao dịch kinh doanh. Vì vậy, ông Bình đã đồng ý tài trợ về tài chính và đề nghị ông Khánh cho DAB cũng như cá nhân ông Bình được mua cổ phần tại Công ty CP Địa ốc Sài Gòn MC.
DAB đã tài trợ vốn cho dự án bằng hình thức cho MC vay vốn dài hạn, trị giá 679 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, một phần dự án Sài Gòn MC tại số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1.
Đồng thời, ông Bình cũng cho một số cá nhân là nhân viên của ông Khánh đứng tên vay vốn để hợp tác đầu tư với Công ty CP MC thực hiện dự án Sài Gòn One Tower với mục đích có thêm cơ hội mua sản phẩm khi dự án hoàn thiện.
Việc này dẫn tới dư nợ của nhóm khách hàng MC tại DAB ngày càng lớn, ông Trần Phương Bình ngày càng sa lầy vào mối quan hệ tài chính không thể tách rời đối với nhóm khách hàng MC. Từ khoảng 2007 đến 2013, Công ty CP MC vay DAB 13 khoản, tổng số tiền hơn 1.540 tỷ đồng.
Những con số “khủng”
Với diễn biến mới ở trên, đây là vụ án thứ tư ông Trần Phương Bình bị truy tố liên quan tới các sai phạm xảy ra tại DAB, số tiền mà Viện kiểm sát đang cáo buộc sai phạm lên tới 5.518 tỷ đồng.
Trước đó, vụ án thứ nhất được xét xử năm 2018, Tòa án đã xét xử vụ án ông Bình cùng Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm chiếm đoạt, làm thất thoát tiền của DAB 3.600 tỷ đồng. TAND cấp cao tuyên bị cáo Trần Phương Bình mức án tù chung thân, buộc bồi thường cho DongA Bank 27 nghìn lượng vàng và 1.949 tỷ đồng. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ bị phạt 17 năm tù, bồi thường 203 tỷ đồng cho DAB.
Trong vụ án thứ hai xét xử năm 2020, ông Bình nhận án tù chung thân với việc làm thất thoát lớn cho ngân hàng DAB. Ở vụ này, giai đoạn 1, ông Trần Phương Bình bị TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt án chung thân về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản khi gây thất thoát 3.600 tỷ cũng tại DAB.
Giai đoạn 2, sau 2 tuần xét xử, vào tháng 7/2020, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu tách hành vi sai phạm của ông Trần Phương Bình và nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia gây thiệt hại cho DAB hơn 3.000 trong tổng số thiệt hại hơn 8.800 tỷ đồng.
Tại vụ án thứ 3, hôm 19/5, TAND Hà Nội có kế hoạch xét xử ông Trần Phương Bình và 9 bị cáo khác trong vụ DAB cho Công ty An Phát vay vốn trái quy định, gây thiệt hại hơn 184 tỷ đồng. Tuy nhiên, phiên xử đã tạm hoãn.
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026-2027, theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.
Ngày 14/3, Quốc hội Lithuania đã thông qua nghị quyết yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) cấm nhập khẩu ngũ cốc của Nga và Belarus vào Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 'Singles' Day' 11-11 đã trở thành một ngày hội mua sắm trực tuyến lớn của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Chiếc C919 do Trung Quốc tự sản xuất vừa có chuyến bay đầu tiên bên ngoài lãnh thổ nước này, khi tham gia triển lãm tại Singapore.
Nhiều loại nông sản Việt xuất khẩu sang Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái khi quốc gia này mạnh tay gom mua.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị có giải pháp xử lý hiện tượng đầu cơ, tránh việc nguồn lực xã hội bị 'chôn' vào thị trường bất động sản.
Nhà sản xuất máy bay COMAC của Trung Quốc hết sức tự tin giới thiệu phương tiện C919 do quốc gia này sản xuất tại triển lãm hàng không lớn nhất châu Á ở Singapore. Năm nay, Boeing với nhiều khủng hoảng không có mặt trong sự kiện nổi bật này.
Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ - nói trước sự dịch chuyển nền kinh tế thế giới, cấp lãnh đạo cần bứt phá, đổi mới tư duy.