80 phường thuộc 10 quận ở TPHCM dự kiến sẽ sắp xếp lại trong giai đoạn 2023 - 2030. Việc này sẽ dẫn tới hàng trăm nghìn người dân phải thay đổi giấy tờ.
Dân lo phiền phức
Anh Nguyên Lê - người dân phường 6, quận 4 (TPHCM) - cho biết, sau khi nghe thông tin sắp tới phường 6 nơi anh ở sẽ sáp nhập với phường 9 thành phường 9, anh lo ngại mình sẽ phải thay đổi biển số nhà lẫn biển hiệu mà quán anh đang kinh doanh, buôn bán.
"Nếu việc sáp nhập phường sắp tới được chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ bằng công nghệ hoặc tự động chuyển đổi luôn cho người dân thì tốt. Chứ nếu sáp nhập mà khiến người dân phải xếp hàng chờ đợi để thay đổi giấy tờ thì rất mệt mỏi" - anh Lê cho hay.
Cùng nỗi trăn trở với anh Lê, ông Hà Văn Mùi (70 tuổi, người dân phường 6, quận 4) cho biết, điều ông lo ngại nhất khi sáp nhập chính là vấn đề thay đổi thông tin trên giấy tờ.
Là 1 trong số 10 quận tại TPHCM thuộc diện sáp nhập phường trong thời gian tới, quận 8 là địa phương duy nhất phải đổi tên phường từ số sang địa danh là Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi. Một số người dân cho rằng, tên địa danh tạo cảm giác, gần gũi, dễ nhớ và dễ hình dung hơn.
Cần tự động cập nhật giấy tờ cho người dân
Theo thống kê từ năm 1975 đến nay, TPHCM trải qua 7 lần tách lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Lần gần nhất vào năm 2021, TPHCM nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để hình thành một đơn vị hành chính mới - TP Thủ Đức. Đồng thời, sắp xếp 19 phường thành 9 phường thuộc các quận: 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận.
Trao đổi với Lao Động, ông Huỳnh Thanh Nhân - Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM - cho biết, việc sắp xếp, bố trí địa bàn dân cư bước đầu có ảnh hưởng đến nếp sống, điều kiện sinh hoạt của người dân khi nhập với đơn vị hành chính mới.
Ngoài ra, ít nhiều gây xáo trộn đến đời sống người dân trong việc thay đổi giấy tờ tùy thân. Trong khi đó, một số công việc đang được triển khai thực hiện ở các địa phương trên địa bàn quận, phường sáp nhập có thể sẽ chậm tiến độ vì bàn giao cho cơ quan quản lý mới, không liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Liên quan đến việc sáp nhập 80 phường lần này, ông Huỳnh Thanh Nhân cho biết, UBND TPHCM đã chỉ đạo các phường mới hình thành sau khi sắp xếp chủ động triển khai, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ. Thành phố sẽ không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi và tạo thuận lợi trong việc chuyển đổi giấy tờ thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.
Về bố trí, giải quyết cán bộ, công chức dôi dư sau khi sáp nhập phường, lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay, thành phố sẽ có nhiều phương án, gồm: Giải quyết nghỉ hưu (đúng tuổi, trước tuổi) hoặc không đủ chuẩn để tái cử; điều động sang phường khác hoặc xét chuyển thành công chức cấp huyện; giải quyết thôi việc; thực hiện tinh giản biên chế.
Theo Tiến sĩ Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, mỗi lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính là người dân lại phải thay đổi giấy tờ. Do đó, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp tương xứng, bằng cách tự động cập nhật cho người dân, không buộc người dân phải đi tới đi lui để thay đổi giấy tờ, theo đúng với nguyên tắc cải cách hành chính kết hợp với sử dụng công nghệ số.
Theo phương án của UBND TPHCM, sau sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường. Trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có 7 trường hợp thành ba phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới.
Thượng tá Phan Thắng - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế, được HĐND tỉnh bầu bổ sung chức danh Ủy viên UBND tỉnh TT-Huế nhiệm kỳ 2021-2026.
Xe ben chở vật liệu xây dựng va chạm với một ô tô rước dâu. Người đàn ông được cho là chú rể đuổi theo đánh tài xế xe ben.
Bộ Lao động không đồng thuận giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non; Hà Nội thiếu gần 9.000 giáo viên; Phụ huynh vật vã nộp hồ sơ cho con vào lớp 10... là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
Tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tỉnh Quảng Trị được bắn pháo hoa tầm thấp ở chương trình chào năm mới...
Tôm hùm nuôi trong lồng bè của người dân trên vịnh Vân Phong (thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) bị chết hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Sau Tết Nguyên đán, dòng người vội vã ra dọc các quốc lộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đón xe rời quê hương trở lại nơi làm việc. Thời tiết nắng nóng khiến đoàn người đón xe vất vả, nhọc nhằn.
Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ đoạn qua tỉnh Quảng Trị khởi công vào ngày 1.1.2023 và dự kiến hoàn thành 10.2025, nhưng đến thời điểm này, Quảng Trị...
Nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão Yagi (cơn bão số 3) gây ra, Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) đã gửi lô hàng cứu trợ cho hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
TP - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) phấn đấu đến năm 2030, trở thành huyện có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm cao trong vùng Tây Sông Hậu và huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.