TPO - TPHCM lấy ý kiến các sở, ban ngành về việc có cần thiết phải quy định diện tích tối thiểu đối với các loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 hay tiếp tục giữ quy định diện tích tối thiểu như quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TPHCM.
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành liên quan về việc góp ý xây dựng dự thảo quyết định quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể nội dung các nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất cụ thể nhưng vẫn có một số nội dung cần trao đổi, lấy ý kiến để xây dựng dự thảo Quyết định quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn TPHCM cho phù hợp quy định của pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật có liên quan.
Cụ thể, về quy hoạch, theo Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 không có quy định nội dung nguyên tắc, điều kiện liên quan đến quy hoạch khi giải quyết việc tách thửa đất, hợp thửa đất. Trong khi đó, quy hoạch xây dựng có vai trò điều tiết, kiểm soát, quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, tránh việc tách thửa đất, hợp thửa đất phá vỡ quy hoạch.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đề nghị các đơn vị có ý kiến về việc dự thảo có được quy định bổ sung thêm nội dung nguyên tắc, điều kiện về quy hoạch xây dựng khi giải quyết việc tách thửa đất, hợp thửa đất hay không? Trường hợp bổ sung thêm nội dung quy hoạch nguyên tắc, điều kiện về quy hoạch xây dựng khi giải quyết việc tách thửa đất, hợp thửa đất thì căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hay quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để giải quyết việc tách thửa đất, hợp thửa đất?
TPHCM đang lấy ý kiến quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở. |
TPHCM đang lấy ý kiến quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở. |
Về lối đi, Điểm d khoản 1 Điều 220 Luật Đất đai năm 2024 quy định, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
Trong khi đó, theo điểm 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lối đi do các bên thỏa thuận, tự thỏa thuận về các yếu tố vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi. Như vậy, có đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy, về hệ thống cấp thoát nước, điện… thì cần được cơ quan xây dựng, cơ quan địa phương quy định cụ thể thay vì để người dân tự thỏa thuận và có được hiểu tách thửa đất, hợp thửa đất phải đảm bảo có lối đi trong trường này không phải là hình thành đường giao thông.
Về diện tích tối thiểu của từng loại đất, trước đây, quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 5/12/2017 của UBND TPHCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở (đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị) và đất nông nghiệp (đất trồng cây hằng năm, đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác).
Tại dự thảo quyết định quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn TPHCM, thay thế quyết định số 60/2017/QĐ-UBND cũng quy định diện tích tối thiểu với các loại đất nêu trên. Như vậy, có cần thiết phải quy định diện tích tối thiểu đối với các loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 hay tiếp tục giữ các loại đất quy định diện tích tối thiểu như đã nêu trên.
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đề nghị các đơn vị có ý kiến và cho biết căn cứ pháp lý quy định diện tích tối thiểu đối với từng loại đất.
Rất ấn tượng với phát biểu của ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: “Cản trở hoạt động doanh nghiệp là cản trở sự phát triển”. Đó là quan điểm hoàn toàn đúng của lãnh đạo địa phương.
Từ 60 con đà điểu đầu tiên năm 2009 đến nay, trang trại của bà Nguyễn Thị Bình, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đã có hơn 800 con đà điểu sinh sản và thương phẩm, thu lãi từ 1-3 tỷ đồng mỗi năm.
Ngày 4/9, tờ Haberturk dẫn nguồn tin từ Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS), dự kiến được tổ chức tại thành phố Kazan (Nga) vào tháng 10 tới.
Nông dân phấn khởi vì chốt giá cao vụ lúa hè thu; Điều tra vụ nhà dân ở Long An bị tấn công; Miền Tây có mưa lớn đến cuối...
Đắk Lắk - Nhiều nông dân đang thấp thỏm lo âu khi vụ trồng điều năm nay mất mùa và giá lại xuống thấp, lợi nhuận sụt giảm.
Kiến nghị của huyện Lạng Giang về việc khoanh lại một phần đất chưa GPMB liên quan đến một số dự án như Khu đô thị (KĐT) phía Tây thị trấn Vôi, KĐT phía Đông thị trấn Vôi.
Theo Bộ trưởng KHĐT, cần tập trung vào 3 động lực (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu) cũng như đẩy mạnh các động lực mới (chuyển đổi nền kinh tế, nhất là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn).
TP - Sau khi rà soát kê khai quyết toán, cơ quan thuế mới đây đã gửi “trát” đòi nợ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tới nhiều đơn vị, tổ chức có cá nhân phát sinh thu nhập cao. Tuy nhiên, cũng xuất hiện tình trạng bi hài một số cá nhân “dở khóc dở cười” khi thấy mình bị khai khống thu nhập, phạt tiền chậm nộp. Trước nhiều vướng mắc phát sinh, ngành thuế cho biết, đang cố gắng hoàn thiện dữ liệu và chấn chỉnh những bất cập.
Sở Xây dựng đã đề xuất UBND TPHCM chấp thuận chủ trương giao toàn bộ phần sở hữu chung của chung cư Phú Thọ cho Trung tâm Quản lý nhà...