Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - yêu cầu các trường trung học coi dạy tiếng Anh là mở cánh cửa vào đời cho học sinh và yêu cầu cán bộ sở này nghiên cứu trình dự thảo về phổ cập tiếng Anh cho học sinh TP.
Đó là một trong những yêu cầu trọng tâm nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với bậc phổ thông TP.HCM trong dạy và học ngoại ngữ mà ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - nhấn mạnh tại hội nghị "Tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục trung học" ngày 15-8.
Theo ông Hiếu, TP.HCM cần tiếp tục coi ngoại ngữ, trong đó nhấn mạnh đến tiếng Anh là lợi thế, thế mạnh của học sinh TP.HCM.
Trong thành tích học sinh giỏi quốc gia năm qua, TP.HCM có 4 giải nhất quốc gia đều ở môn tiếng Anh, đều là thủ khoa của kỳ thi tiếng Anh của cả nước.
Thế mạnh tiếng Anh của học sinh TP.HCM cũng thể hiện qua kết quả 8 lần thi tốt nghiệp THPT, TP.HCM xếp đầu cả nước về bộ môn tiếng Anh.
Vì thế, dù từ năm 2025 thực hiện thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới thì môn tiếng Anh không phải là môn thi bắt buộc nhưng ông Hiếu "đề nghị các trường THPT xem ngoại ngữ là thế mạnh, là công cụ để các em học sinh mở cánh cửa vào đời".
"Chúng ta phải dạy và học tiếng Anh nghiêm túc, không phải vì môn tiếng Anh không phải là môn thi bắt buộc mà các trường lơ là trong dạy và học", ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, trong bối cảnh tiếng Anh có khả năng trở thành ngôn ngữ thứ 2, TP.HCM càng cần tiếp tục có những bước đột phá trong dạy học tiếng Anh.
"Tôi đề nghị bộ phận trung học nghiên cứu bộ tiêu chí dự thảo trình UBND TP ban hành văn bản liên quan đến phổ cập tiếng Anh cho học sinh.
Bộ tiêu chí phổ cập tiếng Anh giống như với phổ cập văn hóa.
TP.HCM đi đầu trong hội nhập và người dân TP cần được trang bị nền tảng tiếng Anh cần thiết", ông Hiếu chỉ đạo.
Trong hàng chục năm qua, với mong muốn biến ngoại ngữ thành thế mạnh của học sinh, TP.HCM đã thực hiện nhiều chương trình tiếng Anh (tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tích hợp...), xã hội hóa giáo dục trong tiếng Anh, có nhiều sáng tạo trong dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông.
Trong đó, đưa tiếng Anh trong trường phổ thông sang một giai đoạn học tập mới như đưa giáo viên nước ngoài, đa dạng hóa cách dạy học tiếng Anh như dạy các môn toán, khoa học bằng tiếng Anh.
Trong nhiệm vụ năm học 2024-2025, TP.HCM tiếp tục xác định biến tiếng Anh thành thế mạnh của học sinh TP.HCM.
Điều này phù hợp với các chính sách về "Đề án ngoại ngữ quốc gia" từ năm 2008 đến 2017 và nghị quyết 29 năm 2013 của Bộ Chính trị, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2.
UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 282/KH-UBND thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của người dân và tổ chức để đo lường sự hài lòng của...
Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát đi văn bản hỏa tốc, yêu cầu trường học trên địa bàn theo dõi sát sao các bản tin dự báo về siêu bão Yagi, chủ động có biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, nhân viên nhà trường.
Hà Nội - Người dân Thủ đô lại tiếp tục chứng kiến 'đại công trường' lát đá vỉa hè. Trong khi đó, kết quả thanh tra, kiểm tra các dự...
Sau khi nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình trạng bẫy thú trên bán đảo Sơn Trà ( TP Đà Nẵng ), lực lượng Kiểm lâm đã...
Đắk Lắk - Liên quan đến trường hợp ông Sùng Seo Lồng (xã Cư San, huyện M'Đrắk) tự ý lập trạm thu phí phương tiện khi đi qua dự án...
Cầu Phong Hòa (xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) mà người dân nơi đây gọi là cầu Bù Húc đã bị ghe chở lúa tông sập cách...
Cơn mưa lớn kéo dài từ đêm 9/6 đến sáng 10/6 tại Hà Giang được nhận định lớn nhất trong 30 năm qua, gây thiệt hại ước tính hơn 60 tỷ đồng.
3 năm qua, bờ sông Ngàn Mọ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, lấn sâu vào vườn, nhà cửa khiến cuộc sống người dân địa phương bất an lo lắng.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Công ty Chế biến Than Quảng Ninh - TKV luôn đảm bảo đủ việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh...