Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định kinh tế biển là động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Tìm giải pháp giúp phát triển kinh tế huyện Cần Giờ mà không tác động bất lợi đến môi trường, bảo tồn được các giá trị văn hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững là nội dung được các chuyên gia tích cực thảo luận tại Hội thảo “Cần Giờ xanh-hướng tới đô thị sinh thái ven biển” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Ủy ban Nhân dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức, ngày 16/8.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hồ Chí Minh khẳng định Cần Giờ có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với Thành phố Hồ Chí Minh mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cửa ngõ phía Đông rất quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh nối ra biển cũng là ra thế giới. Huyện Cần Giờ như gạch nối quan trọng trong hành lang ven biển, khu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ông Phan Văn Mãi, nếu được đầu tư phù hợp, xứng tầm, huyện Cần Giờ sẽ là đại diện Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với Bà Rịa-Vũng Tàu và hành lang ven biển phía Nam. Huyện Cần Giờ cũng có những giá trị tự nhiên, văn hóa, rất độc đáo, rất đặc biệt phải giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao chọn đúng định hướng phát triển để vừa phát huy tiềm năng về kinh tế vừa giữ gìn những giá trị tự nhiên, văn hóa, môi trường, đảm bảo cho sự phát triển xanh và bền vững của huyện Cần Giờ và cả Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin Cần Giờ là một huyện ngoại thành ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 70.445ha và dân số 76.060 người, với 6 xã và một thị trấn, có hệ sinh thái rừng ngập mặn được công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới với đa dạng loài động thực vật, có nhiều loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; với đường bờ biển dài 23km từ vịnh Đồng Tranh sang vịnh Gành Rái.
Việc quan trọng đó là cần phát huy lợi thế của rừng và biển để xây dựng Cần Giờ xanh-hướng đến đô thị sinh thái ven biển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Theo định hướng phát triển huyện Cần Giờ nằm trong tổng thể định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được xác định qua các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc Hội; trong đó, nhấn mạnh cần triển khai nhanh hai siêu đề án Cảng trung chuyển Quốc tế Cần Giờ và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ làm đòn bẩy, đánh thức tiềm năng, phát triển toàn diện huyện Cần Giờ.
Ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Quốc tế enCity, chuyên gia tư vấn quy hoạch, nhấn mạnh Cần Giờ có vị trí địa lý chiến lược, có thể kết nối các tuyến hàng hải trọng điểm giữa châu Á-châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, trở thành cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thế giới.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay bức tranh Cần Giờ đang khá tương phản với phía Đông, khi bên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang hình thành một trung tâm cảng-công nghiệp nặng-năng lượng quan trọng hàng đầu. Nhìn xa hơn, Singapore đã tạo ra giá trị kinh tế trị giá 200 tỷ USD, phần chủ yếu của nền kinh tế 800 tỷ USD của Hong Kong-Thâm Quyến (Trung Quốc) hay cảng đảo Thượng Hải (Trung Quốc) với công suất hơn 43 triệu TEU đều được thiết kế trong không gian tương tự Cần Giờ.
“Liệu Cần Giờ có đang bỏ qua cơ hội phát triển trở thành cảng trung chuyển quốc tế hay không, cảng Cần Giờ trong tương lai sẽ phối hợp như thế nào với hệ sinh thái cảng và logistics trong vùng là những câu hỏi mà đội ngũ xây dựng chiến lược phát triển Cần Giờ cần trả lời khi xác định nền kinh tế hướng ra biển của Thành phố Hồ Chí Minh,” ông Nguyễn Đỗ Dũng đặt vấn đề.
Cùng góc nhìn, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định kinh tế biển là động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Cần Giờ.
Để thiết kế tầm nhìn chiến lược cho phát triển kinh tế-xã hội, huyện Cần Gờ có thể tận dụng bốn lợi thế vốn có như những giá trị cốt lõi đó là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, tài nguyên thiên nhiên nguyên sơ và các khu du lịch sinh thái, là vùng đất giàu văn hóa và lịch sử, có khí hậu lý tưởng với môi trường trong lành.
Trên cơ sở đó, huyện Cần Giờ có thể lựa chọn để trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, đổi mới của Việt Nam và khu vực; điểm đến du lịch ven biển độc đáo và sôi động; huyện đảo dân cư gần ngay Thành phố Hồ Chí Minh; huyện đảo kiểu mẫu về phát triển bền vững.
Tuy nhiên, định hướng phát triển huyện Cần Giờ cần có tầm nhìn đa chiều, dài hạn và đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh. Mặt khác, cần có giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của huyện Cần Giờ thời gian qua như kết nối giao thông đường bộ hạn chế; chậm triển khai các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội dẫn tới hệ lụy giảm dần cơ hội và giảm tính cạnh tranh.
Trên cơ sở đó, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Vinh kiến nghị định hướng chiến lược phát triển huyện Cần Giờ cần chọn du lịch làm kinh tế mũi nhọn; phát triển các khu đô thị lấn biển kết hợp với du lịch, dịch vụ và thương mại. Song song đó, huyện Cần Giờ đẩy mạnh khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời; thúc đẩy hoàn thành dự án cảng trung chuyển và kết nối giao thông để phá vỡ thế ốc đảo hiện tại.
Các chuyên gia cũng đề xuất kinh tế huyện Cần Giờ cần được phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương ven biển; trong đó, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao.
Có chính sách thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến vào các lĩnh vực dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế biển; trong đó, ngay từ khâu quy hoạch phát triển, huyện Cần Giờ cần chủ động định hướng ưu tiên các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giao thông xanh ngay từ đầu để đảm bảo vừa phát triển kinh tế đô thị nhưng vẫn duy trì, bảo tồn hệ sinh thái ven biển đặc trưng./.
Bị 'cách chức' quản lý bãi giữ xe, Hồ Ngọc Toàn đâm thủng 16 chiếc lốp của 10 ôtô ở hồ Linh Đàm để trả thù và hôm nay kháng cáo xin giảm nhẹ án phạt 30 tháng tù.
Ngày 5/4, Công an quận Hoàn Kiếm và Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) đang khẩn trương truy tìm 2 đối tượng nam nữ có hành vi dùng dao tấn công 1 thiếu tá công an khi can ngăn đánh nhau. Kiến ThứcẢnh minh họa.1 Theo đó, khoảng 22h40 ngày 4/4, Thiếu tá Trần Minh Đức, cán bộ Công an phường Hàng Buồm mặc thường phục đang đứng trước trụ sở Công an phường 64 Hàng Buồm,`thấy có xô xát giữa 2 người phụ nữ trước nhà số 70 Hàng Buồm, Thiếu tá...
Nhiều trường đại học tiếp tục công bố điểm sàn phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT.
Lịch dự kiến cúp điện (cắt điện) tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày 17 và 18.10, theo Điện lực Bình Dương.
Công an đã có quyết định khởi tố, bắt tạm giam nghi phạm sát hại bạn gái ở nhà nghỉ để điều tra tội giết người.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 2h sáng nay 21/2, trên QL1 đoạn qua xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành (Quảng Nam) khiến 3 người tử vong, 13 người bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Liên quan đến bài viết mà Báo Lao Động phản ánh về dự án đường vào Văn miếu Hà Tĩnh 46 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã cào bóc để thảm lại, chủ đầu tư đã đề nghị Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình (Sở Xây dựng) vào cuộc xác định nguyên nhân.
HUẾ - Hai thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu ở vùng biển Thừa Thiên Huế đã được cứu sống.
Công an tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công an tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh Bình Dương vừa công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.