Khi trạm y tế không có đủ danh sách thực tế trẻ sống trên địa bàn, việc mời trẻ ra tiêm không thể thực hiện được.
Theo số liệu từ hệ thống giám sát tình hình dịch bệnh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC), tính đến tuần 27 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận 53 ca bệnh sởi xác định và 44 ca bệnh ho gà.
Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, một số tỉnh phía Bắc cũng đã ghi nhận ca bệnh bạch hầu.
Đây là những bệnh truyền nhiễm có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, công tác quản lý trẻ ở phường/xã trong tiêm chủng là rất quan trọng để bảo đảm trẻ được tiêm đủ mũi. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc bỏ sót trẻ tại các địa bàn.
Qua giám sát của HCDC tại một số phường xã cho thấy có khoảng 20% trẻ đang sống trên địa bàn thành phố nhưng có địa chỉ ở tỉnh khác. Phường/xã tại TP.HCM có tỉ lệ bỏ sót cao nhất là 38,9%, và thấp nhất là 9,1%.
Khi trạm y tế không có đủ danh sách thực tế trẻ sống trên địa bàn, việc mời trẻ ra tiêm không thể thực hiện được, dẫn đến thiếu mũi tiêm và trẻ không được bảo vệ đầy đủ trước các bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch.
HCDC đã hướng dẫn các trạm y tế phường/xã thu thập danh sách trẻ cộng đồng, tức những trẻ không đi học, hoặc trẻ được chăm sóc tại các nhóm trẻ dân lập tự phát theo từng khu phố/ấp để cập nhật lên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia.
Đối với trẻ đi học (trẻ đang học hè hoặc được nuôi dưỡng tại các trường mầm non/nhà trẻ công lập, tư nhân/trung tâm bảo trợ), trường học sẽ lập danh sách trẻ theo từng lớp và gửi danh sách này cho trạm y tế địa phương để tổng hợp, rà soát và cập nhật lên hệ thống.
Ths Lê Hồng Nga - phó giám đốc HCDC - khẳng định việc rà soát trẻ để lập danh sách quản lý trên địa bàn là công việc phải thực hiện để chủ động tiêm phòng, tăng cường miễn dịch ở trẻ đối với các bệnh có vắc xin phòng ngừa như sởi, ho gà...
Để thực hiện hoạt động này, các quận/huyện cần huy động sự tham gia của lực lượng cộng tác viên sức khỏe cộng đồng. Trong trường hợp chưa huy động được cộng tác viên sức khỏe cộng đồng, các quận/huyện cần xây dựng phương án đề nghị hỗ trợ từ các nguồn lực khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
"Chỉ khi thực hiện tốt công tác rà soát và quản lý danh sách trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, chúng ta mới có thể đảm bảo tất cả trẻ trên địa bàn thành phố được tiêm chủng đầy đủ, góp phần bảo vệ trẻ và giảm nguy cơ bùng phát dịch", Ths Lê Hồng Nga nói.
Bệnh viện đa khoa Yersin Nha Trang vừa tiếp nhận điều trị nội trú cho bệnh nhân. Đây là một trong hai bệnh viện mới tại Khánh Hòa, có qui mô 200 giường, gồm 14 khoa chuyên môn.
Ngày 16-8, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã công bố kết quả điều tra vụ 149 người nhập viện với các triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
Ngày hội việc làm được Sở Y tế TP.HCM tổ chức dành cho các bác sĩ trẻ, dự kiến diễn ra vào ngày 15-8-2023.
Nằm cách xa TP.HCM hàng trăm cây số, Bệnh viện Nhân Ái (Sở Y tế TP.HCM) đóng tại vùng núi đồi heo hút của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
15 năm trước, căn bệnh ung thư máu ập đến khiến gia đình anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) kiệt quệ tới mức phải bán nhà để theo đuổi hành trình điều trị.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã gắp thành công dị vật đầu là đầu bút bi trong đường thở cho một bé trai 6 tuổi này.
Rong kinh nếu lơ là, không thăm khám và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây vô sinh, hiếm muộn, cướp đi 'thiên chức' làm mẹ của chị em phụ nữ.
Riêng Văn phòng Bảo hiểm xã hội TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì, bố trí viên chức làm việc vào sáng thứ bảy tại bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội như hiện nay.
Đây là thực trạng nhức nhối và không ít tai biến chết người liên quan các cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.