Ngoài khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM đã hoạt động, TP.HCM còn có ba dự án khu đô thị đại học và giáo dục tập trung.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM chiếm hơn 60% số trường toàn vùng Đông Nam Bộ.
Về giáo dục đại học, thành phố có 51 cơ sở giáo dục đại học và Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngoài ra còn có 356 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ba phân hiệu, 12 địa điểm đào tạo.
Trong đó trường cao đẳng có 61 cơ sở, trường trung cấp 61 cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên 22 cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - trung tâm dạy nghề 55 cơ sở.
Theo đánh giá của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các cơ sở giáo dục đại học nằm trong khu vực nội thành thành phố hiện không phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, chưa được di dời ra khỏi vùng trung tâm, gây áp lực và mất cân đối về hạ tầng xã hội - kỹ thuật.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025, hệ thống trung tâm giáo dục đại học được định hướng bố trí ở vùng ven nhằm di dời các cơ sở giáo dục bên trong nội đô ra vùng ngoại biên, giảm bớt áp lực cho hạ tầng giao thông.
Trong đó, khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM với tổng diện tích khoảng 643,7ha được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án diện tích lớn còn gặp khó khăn, vướng mắc dẫn đến chưa được thực hiện.
Đó là khu đô thị đại học Hưng Long tại Bình Chánh (511ha), khu Đại học Long Phước tại TP Thủ Đức (172,92ha), khu đô thị đại học Quốc Tế Việt Nam - VIUT (thuộc khu đô thị Tây Bắc) huyện Hóc Môn (306,00ha), khu giáo dục tập trung xã Long Thới, huyện Nhà Bè (151,158ha)... làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục theo các quy hoạch của thành phố.
Việc xây dựng mới, xây thay thế, nâng cấp cải tạo, mở rộng các trường học chưa khả thi do quỹ đất còn nhiều vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Cũng theo sở này, trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 mạng lưới giáo dục trên địa bàn thành phố được nghiên cứu rà soát đánh giá hiện trạng, pháp lý sử dụng đất để xem xét giữ lại các khu vực quy hoạch hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế.
Trên cơ sở này đề xuất lộ trình xã hội hóa giáo dục tăng cường thực hiện các nhóm giải pháp tăng quỹ đất giáo dục.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, định hướng phát triển hạ tầng giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tập trung thành từng cụm ở khu vực ngoại thành và ưu tiên phát triển theo 3 hướng: Đông, Nam, Tây Bắc.
Trong đó, cụm trung tâm giáo dục đào tạo phía Đông - Thủ Đức bao gồm Đại học Quốc gia TP.HCM và một số cơ sở phân tán trong TP Thủ Đức.
Cụm trung tâm giáo dục đào tạo phía Nam bao gồm khu đô thị đại học An Phú Tây - Hưng Long, làng đại học Hùng Vương, làng đại học Phong Phú, khu đại học tập trung Long Thới Nhà Bè, các cơ sở giáo dục đào tạo khác.
Cụm trung tâm giáo dục đào tạo phía Tây Bắc gồm khu đô thị đại học Quốc Tế Việt Nam thuộc huyện Hóc Môn cùng một số cơ sở giáo dục đào tạo khác.
Hiện nay một số trường đại học đã và đang triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng các cơ sở tại một số làng đại học tại huyện Bình Chánh, Long Phước (TP Thủ Đức).
Trong đó Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường đại học Văn Hiến đã đưa vào sử dụng cơ sở tại xã Phong Phú, Bình Chánh. Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM đang triển khai xây dựng cơ sở tại đây.
Trường đại học Luật TP.HCM đã hoàn thành hai tòa nhà tại cơ sở của trường tại phường Long Phước, TP Thủ Đức. Dự kiến năm học 2025 - 2026 đưa vào sử dụng.
Khu đô thị đại học Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh đã được UBND TP.HCM phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 năm 2016, với tổng diện tích khu vực quy hoạch 511ha.
Theo quy hoạch, làng đại học Hưng Long có chức năng chính là đào tạo đại học chuyên ngành. Quy mô dự kiến 70.000 - 80.000 sinh viên. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nên nhiều năm qua vẫn chưa triển khai thực hiện.
Khu đô thị đại học Quốc Tế Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 1-7-2008, với diện tích 880ha, tổng vốn đầu tư 56.000 tỉ đồng. Năm 2021 được điều chỉnh đầu tư lên 59.000 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay dáng dấp khu đô thị đại học vẫn chưa thành hình.
Vụ tai nạn giao thông vào sáng ngày 8.4 trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, đoạn qua địa bàn xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An...
Tại Hà Tĩnh, Hội Cựu chiến binh Cơ quan T.Ư Đoàn đã tổ chức chuyến hành trình về các địa chỉ đỏ và tổ chức các hoạt động an sinh ý nghĩa.
Người đàn ông quê tỉnh Bạc Liêu vừa có đơn gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin thăm dò, khai thác 'kho báu' 3 tấn vàng dưới dòng sông Cà Ty. Người này còn mạnh dạn xin ký quỹ 500 triệu đồng để được khai thác
Bình Dương - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ba bị can vụ cháy quán...
Thấy vợ to tiếng với người đi đường từ việc xịt nước gây ướt áo, Nguyễn Văn Bắc cầm dao tấn công khiến một nạn nhân tử vong, một người khác bị thương.
Tối 18.1, tại Việt Yên, Bắc Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ...
Một đối tượng vận chuyển pháo nổ trái phép từ Campuchia về Việt Nam với tiền công là 200.000 đồng, bị Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp bắt quả...
Ngày 26.6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã thị sát Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, các sở,...
Sau khi 'lấy chồng' Trung Quốc, một số phụ nữ bị đánh đập, ngược đãi muốn về Việt Nam thì gia đình họ phải trả lại toàn bộ số tiền nhận trước đây.